Đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 76)

Chƣơng II : Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại KTNN khu vực VI

2.4. Đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại kiểm toán Nhà nước

nƣớc khu vực VI

2.4.1. Những kết quả đạt được

Sau hơn mười năm đi vào hoạt động và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, KTNN khu vực VI đã đạt được một số kết quả bước đầu:

Thứ nhất, tạo điều kiện cho Kiểm toán trưởng chủ động trong việc sử dụng

biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời gắn quyền hạn với trách nhiệm của Lãnh đạo đơn vị, công chức và người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, căn cứ vào số lượng và mục tiêu cần đạt được của các cuộc kiểm toán được giao, Kiểm toán trưởng giao phòng Tổng hợp dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, trong đó quy định rõ: Nhân sự là lãnh đạo Đoàn kiểm toán, đơn vị chủ trì thực hiện (mỗi cuộc giao cho một phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm chủ trì), số lượng KTV tham gia, thời gian đảm bảo thực hiện xong nội dung của cuộc kiểm toán. Trên cơ sở đó, Văn phòng sẽ xây dựng kế hoạch kinh phí tương ứng với từng cuộc kiểm toán. Tất cả các nội dung trên sẽ được gửi các phòng nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Cuối cùng sẽ đưa ra Hội nghị cán bộ chủ chốt với Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn thanh niên thảo luận, trên cơ sở đó Kiểm toán trưởng xem xét quyết định. Việc xây dựng các kế hoạch từng cuộc kiểm toán phải đảm bảo tiêu chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với số lượng kiểm toán viên ít nhất, thời gian thực hiện ngắn nhất và với số kinh phí là ít nhất. Kế hoạch này sau đó báo cáo lên KTNN chỉ để theo dõi và giám sát trong quá trình thực hiện, chứ không có sự tác động, điều chỉnh.

Thứ hai, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể công chức và người lao

động trong việc sử dụng kinh phí, sử dụng tài sản công phục vụ cho việc thực thi nhiệm vụ được giao.

Việc xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công hợp lý, phù hợp, công khai và minh bạch đã tạo động lực cho toàn thể công chức và người lao động nghiêm túc thực hiện, cụ thể:

- Tắt các thiết bị điện, nước trong cơ quan khi không còn sử dụng;

- Sử dụng văn phòng phẩm tiết kiệm trong phạm vi định mức khoán được giao; chỉ phô tô các tài liệu thực sự cần thiết, các tài liệu khác chụp và lưu trên máy tính cá nhân; sử dụng giấy in 2 mặt để tiết kiệm.

- Chỉ sử dụng xe ô tô cơ quan trong trường hợp đủ tiêu chuẩn, thực sự cần thiết, khi số lượng người có nhu cầu lớn hơn 50% công suất sử dụng của xe. Kết thúc hành trình sử dụng xe, người xin xe ký vào lịch trình chạy xe, làm cơ sở thanh toán công tác phí và nhiên liệu.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, bố trí các KTV nghỉ tại khách sạn hợp lý và khoa học nhất, sao cho số phòng nghỉ là ít nhất. Cuối tuần, chỉ bố trí từ 01-03 phòng để hành lý của cả Đoàn kiểm toán, các phòng còn lại trả cho khách sạn để tiết kiệm kinh phí. Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán có Nhà khách công vụ, thông thường chi phí ít hơn so với ngủ tại khách sạn thì các tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán xem xét ưu tiên việc nghỉ tại Nhà khách của đơn vị để tiết kiệm kinh phí, trên cơ sở vẫn đảm bảo điều kiện ăn nghỉ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính được giao; nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho công chức và người lao động.

Với mục tiêu là tiết kiệm kinh phí, việc xem xét bố trí số lượng công chức, người lao động tham gia thực hiện một nhiệm vụ nào đó, tham gia các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn, đảm bảo bố trí đúng đối tượng, số lượng và đủ tiêu chuẩn sao cho kinh phí chi trả công tác phí tiết kiệm nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

sống vật chất, tinh thần của công chức và người lao động trong đơn vị. Đây chính là động lực để công chức và người lao động KTNN khu vực VI thực hiện nghiêm túc Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công đã được ban hành. Số liệu cụ thể về thu nhập tăng thêm giai đoạn 2014-2017 được mô tả như trong Bảng 2.5 và Biểu đồ 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5. Tổng hợp chi thu nhập tăng thêm giai đoạn 2014-2017 tại Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI tại Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI

Đơn vị tính: Nghìn đồng.

T

T Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Thu nhập tăng thêm bình quân 6.345 6.780 14.988 16.452 - Thay đổi so với năm trước liền kề

+ Giá trị tuyệt đối 435 8.208 1.464

+ Giá trị tương đối 107% 221% 110%

2 Thu nhập tăng thêm lớn nhất 12.256 15.856 22.020 32.037 - Thay đổi so với năm trước liền kề

+ Giá trị tuyệt đối 3.600 6.164 10.017

+ Giá trị tương đối 130% 139% 146%

3 Thu nhập tăng thêm nhỏ nhất 1.616 1.796 5.875 7.800 - Thay đổi so với năm trước liền kề

+ Giá trị tuyệt đối 180 4.079 1.925

Biểu đồ 2.5. Tốc độ tăng trƣởng chi thu nhập tăng thêm giai đoạn 2014-2017 tại Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỉ lệ tăng trưởng thu nhập tăng thêm năm 2016 so với năm 2015 cao hơn các năm khác do năm 2015 một phần kinh phí tiết kiệm được dùng để mua sắm trang thiết bị cho trụ sở mới (chuyển vào trụ sở mới công tác từ tháng 11 năm 2014) và giữa năm 2016 có 06 kiểm toán viên được điều động về Kiểm toán Nhà nước công tác.

Thứ năm, việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn kinh phí cũng đã giành

được phần đáng kể để trang bị phương tiện làm việc, cơ sở vật chất cho đơn vị nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Với đặc thù của đơn vị là các KTV thường xuyên đi công tác xa trụ sở cơ quan nên việc mua sắm các máy tính để bàn sẽ không phát huy được hiệu quả. Sau khi Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản được thông qua, đơn vị đã thực hiện trang bị các máy tính xách tay cho các phòng với các thông số kỹ thuật và giá cả phù hợp với tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Bàn giao tài sản cho các phòng quản lý với phương châm gắn việc quản lý và sử dụng tài sản đến từng cá nhân; quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng, sửa chữa, thanh lý. Điều này đã làm cho chi phí sửa chữa tài sản là máy tính gần như không phát sinh.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù sau hơn mười năm thực hiện chế độ tự chủ, bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiện, bên cạnh đó cũng bộ lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu khắc phục:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của thu nhập tăng thêm không đồng đều qua các

năm, thời gian gần đây có xu hướng giảm chậm lại do kinh phí tiết tiệm được theo dự toán đầu năm phải sử dụng cho một số nhiệm vụ phát sinh.

Thứ hai, ngoài chi thu nhập tăng thêm, khen thưởng thường xuyên, chi phú lợi

và trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, phần còn lại chưa thực hiện chi một số khoản khác theo quy định của cơ chế tự chủ (chi khen thưởng đột xuất; chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho công chức và người lao động...); phần kinh phí tiết kiệm còn lại chuyển năm sau chủ yếu chi cho đầu tư trang thiết bị, mua sắm tài sản nên phần nào giảm tính phấn đấu tiết kiệm.

Thứ ba, việc phân chia thu nhập tăng thêm chỉ dựa vào hệ số lương và phụ cấp

chức vụ mà chưa căn cứ vào thành tích đóng góp trong việc nâng cao hiệu suất công tác với chi phí thấp nhất phần nào làm giảm hiệu quả của công tác tiết kiệm chi. Mặt khác, do quy định của ngành hiện nay chỉ khống chế mức chi thu nhập tăng thêm tối đa là 03 tháng lương cơ bản (không tính phụ cấp ưu đãi nghề, cơ chế ưu tiên của KTNN...) chưa phù hợp với quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ (tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; tức là 12 tháng lương cơ bản) đã làm cho tinh thần phấn đấu tiết kiệm chưa hết mình, làm sao chỉ cần đủ 03 tháng lương là được.

Thứ tư, văn phòng phẩm giao cho Văn phòng tập trung mua sắm, sau đó cấp lại

cho các phòng theo định mức; điều này chưa phù hợp với đặc thù của ngành KTNN là thường xuyên đi công tác xa trụ sở cơ quan, có đợt thời gian kéo dài đến 90 ngày. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như vậy, nếu thiếu văn phòng phẩm thì hầu hết các đoàn kiểm toán tự trang bị vì chi phí về cơ quan lấy văn phòng phẩm có khi lớn hơn, mất thời gian hơn.

Thứ năm, việc bố trí phương tiện cho các KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán chưa thực sự đầy đủ, trong trường hợp cơ quan không bố trí được xe thì các tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán phải nhờ đến sự giúp đỡ của đơn vị được kiểm toán hoặc thuê xe taxi mà chưa thực hiện khoán chi phí đi lại. Do vậy phần nào làm tăng thêm khó khăn cho các KTV và giảm tính chủ động, độc lập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ sáu, một số khoản mục chi đã thực hiện khoán gọn như văn phòng phẩm,

tiền thuê phòng nghỉ nhưng vẫn yêu cầu phải có hoá đơn tài chính dẫn tới khó khăn trong công tác quyết toán, gây tâm lý ngại thực hiện theo mức khoán, muốn cơ quan tự liên hệ và thuê cho mình. Điều này cũng phát sinh thêm chi phí đi lại, tìm kiếm và ký kết hợp đồng nhà nghỉ của đội ngũ công chức làm công tác văn phòng. Cũng vì lý do tiết kiệm chi phí thuê phòng trọ nên có một số trường hợp các tổ kiểm toán phải nghỉ tại các nhà khách, phòng trọ không đủ tiêu chuẩn, độ ồn ào vào các giờ nghỉ trưa, nghỉ đêm rất cao, giá cả ăn uống cao nên ảnh hưởng phần nào đến sức khoẻ các KTV.

Thứ bảy, chưa có cơ chế hỗ trợ hoặc khoán tiền điện thoại cho các kiểm toán viên

(chỉ mới đến cán bộ chủ chốt của cơ quan, lãnh đạo đoàn và các tổ trưởng của đoàn kiểm toán) chưa phù hợp với đặc thù của đơn vị là thường xuyên đi công tác xa trụ sở cơ quan. Do vậy, phần lớn các cá nhân vẫn tự chịu trách nhiệm, đây là gánh nặng tương đối lớn do nhu cầu liên lạc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là rất nhiều.

Thứ tám, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, để đảm bảo hoàn thành

nhiệm vụ kiểm toán được giao đúng thời hạn và có hiệu quả, đa số các KTV phải làm việc thêm giờ vào ban đêm. Nhưng do cơ chế, thủ tục thanh toán tiền thêm giờ còn chưa hợp lý nên các KTV hầu như không thanh toán. Do vậy cũng cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho hợp lý và trách phiền hà trong thủ tục thanh toán, tạo điều kiện cho các KTV bù đắp được phần nào hao phí sức lao động bỏ ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ chín, công tác giám sát hoạt động chi tiêu của đơn vị của Thanh tra nhân

động thường xuyên không có mặt ở cơ quan nên việc thông báo kết quả thực hiện tiết kiệm chi chưa được kiểm soát.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan:

- Công tác xây dựng dự toán chưa được quan tâm đúng mức, chưa thật sự gắn với công việc, nhiệm vụ được giao. Định mức phân bổ dự toán chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế và tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác lập dự toán của đơn vị cũng như chất lượng công tác thẩm định, tổng hợp dự toán của đơn vị quản lý cấp trên.

- Do quy định về chi khen thưởng đột xuất, chi hỗ trợ khó khăn đột xuất chưa cụ thể và chưa có tiền lệ nên đơn vị chưa mạnh dạn thực hiện để động viên, khuyến khích công chức và người lao động có thành tích đột xuất và hỗ trợ khó khăn phần nào cho công chức, người lao động có hoàn cảnh éo le hoặc gặp bệnh hiểm nghèo.

- Chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá thành tích của các cá nhân trong việc tiết kiệm kinh phí gắn với quyền hạn và trách nhiệm trong việc sử dụng kinh phí tự chủ, thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao nên chi thu nhập tăng thêm mới chỉ căn cứ vào hệ số lương theo ngạch bậc và phụ cấp chức vụ.

- Chưa mạnh dạn khoán kinh phí văn phòng phẩm, chi phí tiền ngủ theo định mức, tạo điều kiện chủ động cho các tập thể cá nhân trong việc sử dụng tiết kiệm kinh phí nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Chưa có định mức, khả năng tính toán và chi trả đầy đủ chi phí phương tiện đi lại cho các kiểm toán viên.

- Thủ tục thanh toán làm thêm giờ, nhất là xác nhận của Văn phòng về thời gian làm thêm giờ rất khó thực hiện trong quá trình kiểm toán ở xa cơ quan.

- Do hầu hết các khoản thanh toán cho cá nhân đều thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng mà không có bảng thanh toán tổng hợp nên công chức và người lao động không có sự đối chiếu, so sánh việc thanh toán các khoản cho cá nhân giữa

mọi người trong đơn vị nên vẫn còn tồn tại ý kiến nghi ngại về tính minh bạch, công khai và bình đẳng trong việc sử dụng kinh phí tự chủ.

Thứ hai, nguyên nhân khách quan

(1) Do cơ chế, chính sách về tự chủ còn nhiều bất cập:

- Quy định giao kinh phí ngân sách thực hiện cơ chế tự chủ chủ yếu căn cứ vào biên chế mà chưa gắn với kết quả, chất lượng công việc nên các đơn vị luôn có xu hướng đề nghị tăng biên chế để được giao tăng kinh phí tự chủ.

- Các bộ, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì chưa ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách đồng bộ để hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện cơ chế tự chủ theo đúng quy định.

- Một số cơ chế chính sách chưa được cụ thể hóa, hoàn thiện phần nào gây khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.

- Quy định quyền tự chủ của thủ trưởng đơn vị còn hạn chế, được tự xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ nhưng mức chi không được vượt các tiêu chuẩn, định mức chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Kinh phí giao thực hiện tự chủ nhưng vẫn phải đảm bảo có chứng từ, hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định; vì vậy nhiều khoản chi (khoán văn phòng phẩm, khoán sử dụng điện thoại tại công sở...) cơ quan thực hiện tự chủ đã thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)