Tỷ trọng tiết kiệm kinh phí tự chủ giai đoạn 2014-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 68 - 107)

giai đoạn 2014-2017 tại Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI

Qua xem xét số liệu tại Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.3 cho thấy tỷ trọng kinh phí tiết kiệm được đã tăng lên theo thời gian, năm 2016 và 2017, sau khi đã chi đủ các nội dung theo quy định của KTNN và KTNN khu vực VI vẫn còn kinh phí chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.

Việc sử dụng kinh phí tiết kiệm được thực hiện theo Quy chế sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của KTNN ban hành theo Quyết định số 1023/QĐ-KTNN ngày 16/6/2014 và của Tổng KTNN, cụ thể:

2.3.4.1. Đối tượng được hưởng

Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được sử dụng để chi trả cho công chức và người lao động hợp đồng được trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định ở KTNN khu vực VI.

2.3.4.2. Nguyên tắc thực hiện chi trả

- Đảm bảo công chức và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gắn việc tăng thêm thu nhập với chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và hiệu

quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính của cơ quan.

- Đảm bảo công khai, dân chủ và đảm bảo về quyền lợi hợp pháp của công chức và người lao động.

- Đảm bảo hài hoà về thu nhập giữa công chức và người lao động ở các vị trí công tác khác nhau trong cơ quan.

2.3.4.3. Phương án thực hiện chi trả

- Trên cơ sở số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm, Chánh Văn phòng đề nghị tỷ lệ, phương án sử dụng theo từng nội dung được quy định trình Kiểm toán trưởng.

- Kiểm toán trưởng hoặc người được Kiểm toán trưởng uỷ quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm. Thành phần hội nghị gồm: Kiểm toán trưởng hoặc người được Kiểm toán trưởng uỷ quyền, Chủ tịch Công đoàn, Chánh Văn phòng và trưởng các phòng trực thuộc.

2.3.4.4. Nội dung chi

(1) Trả thu nhập tăng thêm

* Xác định Quỹ tiền lƣơng trả thu nhập tăng thêm hàng năm:

Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm được tính theo công thức quy định tại điểm a khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Để đảm bảo thống nhất trong toàn ngành, mức chi cho mỗi công chức và người lao động không vượt quá 3 tháng lương cơ bản (bao gồm hệ số lương và phụ cấp chức vụ).

* Tạm chi trƣớc thu nhập tăng thêm:

- Căn cứ tình hình thực hiện kinh phí của quý trước, nếu xét thấy cơ quan có khả năng tiết kiệm được kinh phí, Chánh Văn phòng trình Kiểm toán trưởng phương án trích kinh phí tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho công chức và người

lao động trong cơ quan theo quý. Mức tạm chi hàng quý tối đa không quá 60% quỹ tiền lương một quý của đơn vị.

- Khi kết thúc năm ngân sách, sau khi xác định chính xác số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được sẽ xem xét điều chỉnh lại chi trả thu nhập tăng thêm cho công chức và người lao động, đảm bảo không vượt quá số kinh phí thực tế tiết kiệm được trong năm. Trường hợp cơ quan đã chi quá số tiết kiệm được, sẽ phải giảm trừ vào số tiết kiệm được của năm sau.

* Các khoản trả thu nhập tăng thêm và mức chi

- Các khoản trả thu nhập tăng thêm: Việc trả thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức và người lao động tối đa không quá 1,0 lần so với mức lương hiện hưởng, gồm các khoản theo thứ tự ưu tiên sau đây:

+ Bổ sung thu nhập hàng tháng cho công chức và người lao động không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề theo quy định tại Nghị quyết số 325/2016/NQ-UBTVQH14.

+ Trả bổ sung thu nhập hàng tháng cho công chức và người lao động không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.

+ Số còn lại của Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm được chi bổ sung thu nhập tăng thêm đối cho công chức theo mức lương hiện hưởng.

- Mức trả thu nhập tăng thêm: Căn cứ vào Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm, Kiểm toán trưởng quyết định mức trả thu nhập tăng thêm theo đề nghị của Chánh Văn phòng và Chủ tịch Công đoàn.

* Tạm đình chỉ hoặc khấu trừ thu nhập tăng thêm

- Tạm đình chỉ trả thu nhập tăng thêm: Công chức và người lao động đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Khấu trừ thu nhập tăng thêm:

bị khấu trừ 30% thu nhập tăng thêm với thời gian khấu trừ là 03 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

+ Công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo thì bị khấu trừ 60% thu nhập tăng thêm với thời gian khấu trừ là 06 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

+ Công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức từ hạ bậc lương trở lên trừ trường hợp bị buộc thôi việc thì bị khấu trừ 90% thu nhập tăng thêm trong thời gian 09 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

(2) Chi khen thưởng, phúc lợi

* Chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích

Trên cơ sở số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được, Kiểm toán trưởng quyết định trích một phần kinh phí để chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích của đơn vị và tăng mức khen thưởng định kỳ, đột xuất cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác được Tổng Kiểm toán Nhà nước ghi nhận và tặng bằng khen.

* Chi cho các hoạt động phúc lợi

- Chi ăn trưa cho công chức và người lao động tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày theo ngày làm việc thực tế, kể cả những ngày được cử đi học trong nước, đi công tác nước ngoài dưới 15 ngày.

- Chi hỗ trợ đi nghỉ điều dưỡng cho công chức và người lao động. - Chi khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.

- Chi hỗ trợ hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên.

- Chi thăm hỏi, hiếu, đối ngoại từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. - Các khoản chi phúc lợi khác.

(3) Chi trợ cấp khó khăn đột xuất

+ Công chức và người lao động bị ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh.

+ Gia đình của công chức và người lao động (bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, vợ, chồng, các con) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị chết.

+ Công chức và người lao động đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị chết.

- Mức chi: Ngoài chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của đơn vị, mức trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người được đề nghị hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất do Văn phòng phối hợp với lãnh đạo phòng nơi có người được đề nghị hưởng trợ cấp trình Kiểm toán trưởng xem xét quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn.

(4) Chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế

- Công chức và người lao động ở đơn vị nghỉ việc do tinh giản biên chế, ngoài chế độ được hưởng theo quy định của Nhà nước, cứ một năm công tác được tính thêm tối đa không quá 01 tháng lương hiện hưởng của công chức và người lao động đó, bao gồm cả hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và hệ số thâm niên vượt khung (nếu có); không tính các hệ số phụ cấp khác.

- Căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của đơn vị, Văn phòng đề nghị Kiểm toán trưởng quyết định mức chi cụ thể sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn.

(5) Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

- Trường hợp xét thấy khả năng kinh phí tiết kiệm không ổn định, Kiểm toán trưởng quyết định trích một phần kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được để lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để trả thu nhập tăng thêm cho công chức, người lao động thuộc đơn vị mình.

theo đề nghị của Chánh Văn phòng và Chủ tịch Công đoàn.

Xem xét số liệu trên Bảng 2.4 cho thấy giai đoạn 2014 - 2017, KTNN khu vực VI đã thực hiện chi 3/5 nội dung được sử dụng kinh phí tiết kiệm, còn 2/5 nội dung chưa thực hiện chi (chi trợ cấp khó khăn đột xuất; chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế). Mức chi và độ tăng trưởng từng nội dung chi thể hiện tại Biểu đồ 2.4 dưới đây.

Biểu đồ 2.4. Mức chi và độ tăng trƣởng các nội dung chi từ nguồn kinh phí tiết kiệm giai đoạn 2014-2017

tại Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI

2.3.5. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công dụng tài sản công

Ngay sau khi được thành lập và đi vào ổn định, KTNN khu vực VI đã xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ tạm thời để thực hiện. Việc xây dựng Quy chế lúc đầu chủ yếu căn cứ vào Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các KTNN chuyên ngành, có bổ sung, sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với thực tế tại đơn vị.

Sau hơn mười năm đi vào hoạt động, hàng năm, KTNN khu vực VI đều xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công để cập nhật một số chế độ chính sách mới và hướng dẫn của KTNN. Sau khi dự thảo, Quy chế

chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công đã được lấy ý kiến rộng rãi của công chức và người lao động trong đơn vị. Với kinh nghiệm tham gia hoạt động kiểm toán, các KTV đã đóng góp ý kiến xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công hoàn chỉnh, được thông qua Hội nghị cán bộ chủ chốt và Ban chấp hành Công đoàn đơn vị. Các quy chế sau đó đã được gửi KTNN để báo cáo và gửi KBNN Quảng Ninh để kiểm soát chi theo quy định.

* Về Quy chế chi tiêu nội bộ:

Quy chế chi tiêu nội bộ đã được xây dựng theo đúng hướng dẫn theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Quy chế đã cập nhật đầy đủ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

Nội dung chính của Quy chế chi tiêu nội bộ của KTNN khu vực VI đề cập đến các vấn đề sau:

(1) Những quy định chung: Đề cập đến phạm vi và đối tượng điều chỉnh; nguyên tắc xây dựng và mục đích thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ.

(2) Những quy định cụ thể về chi kinh phí thực hiện chế độ tự chủ: Chế độ chi thanh toán cho cá nhân; chế độ công tác phí; chế độ chi phục vụ hội nghị, hội thảo, học tập; chế độ chi tiếp khách trong nước và nước ngoài; chế độ mua sắm, sửa chữa tài sản; chế độ chi mua vật tư văn phòng; chế độ chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chế độ chi thanh toán dịch vụ công và chi thanh toán làm thêm giờ.

(3) Những quy định cụ thể về chi kinh phí thực hiện không tự chủ cũng được quy định rõ ràng, công khai minh bạch: Chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của KTNN theo quy định tại Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 và Nghị quyết số 670a/2013/NQ-UBTVQH13 ngày 14/10/ 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi tỷ lệ phần trăm được trích, được sử dụng từ số tiền do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị trong Nghị Quyết số 794/2009/NQ- UBTVQH12 ngày 22/6/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội từ nguồn kinh phí 5%

trên số tiền thực nộp vào NSNN do KTNN phát hiện căn cứ trên kết quả kiểm toán hàng năm; chi đầu tư phát triển từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ...

(4) Quy định về khen thưởng, kỷ luật đối với các công chức và người lao động có thành tích hoặc vi phạm các quy định của Quy chế.

* Về Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công:

Việc quản lý và sử dụng tài sản công trong đơn vị như trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, trụ sở làm việc, nguồn điện năng, nước sinh hoạt phục vụ hoạt động của đơn vị... cũng góp phần rất quan trọng trong việc tiết kiệm kinh phí. Nhận thức được điều này, KTNN khu vực VI cũng đã xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công rất chặt chẽ, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế.

Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công đề cập đến các nội dung chính sau đây: (1) Những quy định chung: Đề cập đến phạm vi và đối tượng điều chỉnh; nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản công; trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản công.

(2) Quy định phân cấp quản lý tài sản công: Đề cập đến quyền quản lý, sử dụng tài sản công; thẩm quyền quyết định xây dựng, mua sắm, thu hồi, thanh lý, kiểm kê, thống kê, thanh tra, kiểm tra tài sản công.

(3) Các quy định cụ thể: Đề cập đến tiêu chuẩn, cơ chế quản lý và sử dụng tài sản như: dụng cụ, phương tiện làm việc; thiết bị tin học; điện thoại; xe ô tô; hệ thống điện nước; trụ sở làm việc...

(4) Quy định về khen thưởng, kỷ luật đối với các công chức và người lao động có thành tích hoặc vi phạm các quy định của Quy chế.

Có thể nói, việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công phù hợp đã tạo được sự đồng thuận của mọi công chức và người lao động trong quá trình thực hiện. Nó đã khuyến khích công chức và người lao động trong đơn vị nêu cao tinh thần sử dụng tiết kiệm kinh phí, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của chính bản thân mình. Tuy nhiên, Quy chế chi tiêu nội bộ chưa quy định tiêu chí để đánh giá chất lượng công việc của công chức và

người lao động để làm cơ sở cho việc xác định thu nhập tăng thêm phải chi trả.

2.4. Đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI nƣớc khu vực VI

2.4.1. Những kết quả đạt được

Sau hơn mười năm đi vào hoạt động và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, KTNN khu vực VI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại cơ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ nƣớc KHU vực VI (Trang 68 - 107)