Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi

Một phần của tài liệu 0421 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính đang gia tăng hiện nay luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 37)

1.3.1.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mơ có tác động không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của các NHTM. Một số yếu tố chính trong mơi trường vĩ mơ như: Chính trị, pháp luật, mơi trường văn hóa, xã hội, kinh tế, cơng nghệ,...

Yếu tố chính trị, pháp luật:

Chính trị và pháp luật là một yếu tố mang tính xúc tác rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kì một ngành nào của một nước. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì luật pháp, chính trị lại càng đóng một vai trò quan trọng.

là sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào ngân hàng. Hệ thống luật pháp hoàn thiện là cơ sở cho kinh doanh hiệu quả. Các quy định luật pháp có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngân hàng. Nếu hệ thống luật pháp thống nhất, chặt chẽ và hoàn thiện sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy hoạt động hiệu

quả của các NHTM nói riêng và hệ thống doanh nghiệp nói chung.

Yếu tố văn hóa, xã hội, địa lý, nhân khẩu:

Năng lực cạnh tranh của một ngành có thể chịu tác động rất nhiều bởi một số yếu tố về văn hóa, xã hội, địa lý, nhân khẩu. Mơi trường văn hóa, xã hội ảnh hưởng rất nhiều tới yếu tố con người. Nếu là khách hàng thì nó sẽ ảnh hưởng đến thị hiếu, nhu cầu, thói quen tiêu dùng, tiết kiệm,... Nếu là cán bộ, nhân viên trong ngân hàng thì mơi trường văn hóa, xã hội, địa lý, nhân khẩu sẽ ảnh hưởng tới phong cách làm việc, đạo đức nghề nghiệp.

Yếu tố khoa học và công nghệ:

Khoa học và công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển, các ngân hàng phải cập nhật và ứng dụng những công nghệ mới để nâng cao chất lượng dịch vụ và hạn chế rủi ro, thất thoát như: Các thiết bị phân biệt tiền thật, giả, công nghệ máy ATM, công nghệ thanh toán,. Các yếu tố khoa học cơng nghệ có thể được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như: Số lượng, trình độ nhân sự về nghiên cứu, phát triển; những sản phẩm mới ra đời, chi phí sử dụng cho công nghệ,.

Yếu tố kinh tế:

Sự biến động về kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm các biến động kinh tế trong nước và biến động kinh tế thế giới.

Sự biến động của nền kinh tế trong nước bao gồm các yếu tố: Tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái ,... Những yếu tố này thay đổi sẽ kéo theo thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp từ đó tác động tới hoạt động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, sự biến động về cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến kì hạn, nhu cầu và khả năng vay vốn đối với ngân hàng.

Sự biến động của nền kinh tế thế giới: Bên cạnh sự ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước thì tình hình kinh tế thế giới, khu vực cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng: Hoạt động buôn bán ngoại tệ, ấn định tỷ giá, lãi suất, đầu tư tài chính, giấy tờ có giá tại các thị trường tài chính quốc tế, tác động trực tiếp tới các dự án cho vay nước ngồi.

1.3.1.2 Mơi trường vi mô

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của các NHTM nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Năng lực cạnh tranh sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố: Đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, các sản phẩm thay thế, khách hàng, ,..

Đối thủ cạnh tranh:

Mức độ cạnh tranh hiện tại của ngành ngân hàng sẽ tùy thuộc vào: Mức độ tăng trưởng của ngành, quy mô thị trường, số lượng các đối thủ cạnh tranh, quy mơ, hình ảnh, uy tín, thương hiệu,...

Hiện nay các NHTM không chỉ phải cạnh tranh trong phạm vi một quốc gia mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng trên thế giới. Do đó, khi xét mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng còn phải xem xét tầm quan trọng chiến lược của hoạt động kinh doanh hiện tại đối với toàn bộ hoạt động và mục tiêu mà đối thủ cạnh tranh đặt ra đặc biệt là tiềm lực của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường như khả năng kinh doanh, nguồn lực cạnh tranh của họ, trạng thái tài chính, thị trường hiện tại.

Đối thủ tiềm ẩn:

Đối thủ tiềm ẩn đối với các NHTM là những ngân hàng chưa tham gia nhưng rất có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tương lai. Việc

đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có tham gia vào thị trường hay không cũng như việc gia nhập thị trường nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào các rào cản gia nhập như: Vốn đầu tư, kinh nghiệm, các mối quan hệ, uy tín,... và khả năng trả đũa của các đối thủ cạnh tranh có sẵn trong ngành với các đối thủ mới gia nhập. Rào cản gia nhập ngành sẽ thay đổi cả về số lượng, tính chất theo chiều hướng có lợi cho đối thủ cạnh tranh hiện tại và bất lợi cho các đối thủ tiềm tàng hoặc ngược lại.

Sản phẩm, dịch vụ thay thế:

Sản phẩm, dịch vụ thay thế trong ngân hàng hiện nay chưa nhiều, việc thay thế chưa thể thực hiện một cách tập trung, toàn diện. Tuy nhiên,việc tiên phong trong việc thay thế các sản phẩm, dịch vụ phù hợp sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng.

Khách hàng:

Khách hàng có một vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của một ngân hàng nhất là trong khi ngành có sự cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Do sản phẩm ngân hàng chưa có nhiều sự thay đổi nên cạnh tranh giữa các ngân hàng tập trung vào việc thu hút khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao tiện ích cho khách hàng, ưu đãi trong thanh tốn, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để xây dựng thương hiệu cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0421 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính đang gia tăng hiện nay luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w