Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đa dạng thị trường

Một phần của tài liệu 0421 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính đang gia tăng hiện nay luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 107)

Hiện nay việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và đa dạng hóa thị truờng là một giải pháp quan trọng và mang tính chất quyết định trong sự phát triển, khẳng định vị thế của các NHTM Việt Nam trên thị truờng. Các NHTM phải nỗ lực thu hút khách hàng bằn các tiện ích của sản phẩm, bằng chính sách khách hàng và tăng cuờng quảng bá thuơng hiệu.

Giải pháp chung:

Đầu tu nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm luợng ứng dụng cơng nghệ cao (thẻ thanh tốn, thẻ thơng minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking).

Cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống thông qua việc cải tiến chất luợng dịch vụ, thủ tục giao dịch, phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị truờng.

cơng nghiệp, các trung tâm kinh tế - thương mại.

Tập trung vào các khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các tập đoàn quốc gia và đa quốc gia, cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình. Những thị trường mới nổi và thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống đã được NHTM khai thác một cách triệt để và chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động của NHTM. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong hoạt động tín dụng thì các ngân hàng cần có những giải pháp phát triển hoạt động tín dụng như:

- Tinh gọn thủ tục cho vay, định giá tài sản đảm bảo phù hợp với giá trị thị trường để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng

- Tập trung đầu tư cho các ngành kinh tế trọng điểm có tiềm năng phát triển nhanh như trung tâm công nghiệp, địa phương có tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nhanh chóng.

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng: Tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu, tín dụng dành cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, tín dụng hỗ trợ sau đầu tư, tín dụng cho các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tín dụng cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp, tín dụng tiêu dùng,...

- Cấp tín dụng gắn liền với sử dụng các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng. Các sản phẩm tín dụng được đặt vào trong mối quan hệ chặt chẽ với các loại sản phẩm dịch vụ khác nhằm hình thành nên phương pháp cung cấp dịch vụ mới, trọn gói theo hướng đa mục tiêu, sản phẩm và kích cầu, hỗ trợ bán hàng.

- Xây dựng cơ chế ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu, đồng thời tạo lập môi trường quản lý và kinh doanh tín dụng hiệu quả, an tồn thơng qua đổi mới chính

sách tín dụng, quản lý rủi ro. Từng bước đưa các cơng cụ quản lý tín dụng mới, các thơng lệ và chuẩn mực tiên tiến về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro.

- Tăng cường năng lực phân tích rủi ro, thẩm định khách hàng. Nâng cao trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư:

Hoạt động đầu tư có nhiều rủi ro, nhất là khi thị trường biến động. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động đầu tư các NHTM cần thực hiện:

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro khi xảy ra biến động thị trường.

- Nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng đối tác liên doanh liên kết để đề phịng trường hợp đầu tư khơng hiệu quả.

- Xây dựng báo cáo phân tích thường xun các cơng cụ đầu tư trên thị trường chứng khoản, thị trường bất động sản, ... để có thể lường trước những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu rủi ro và có thể tránh được các trường hợp đầu tư với mức độ rủi ro quá cao.

Giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ:

Hoạt động dịch vụ có thể mang lại khoản thu nhập đáng kể với rủi ro có thể kiểm sốt được. Đây là điểm mạnh của dịch vụ ngân hàng cần được khai thác, đặc biệt đối với thị trường có dân số cao như Việt Nam. Có thể nhận thấy khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn, khơng thể tiếp tục phát triển, cơ cấu thu nhập của ngân hàng trong trường hợp này sẽ bị thay đổi theo hướng tiêu cực. Khi đó, đối với ngân hàng có mảng hoạt động dịch vụ chưa được đầu tư và phát triển đáng kể, nền tảng dịch vụ yếu sẽ khơng đủ sức để có thể đảm bảo cân bằng tình hình tài chính của ngân hàng. Do đó, tất yếu địi hỏi ngân hàng cần có tầm nhìn xa hơn trong việc định hướng nghiên cứu và phát triển mạnh hoạt động dịch vụ.

cần chủ động nghiên cứu để có giải pháp phù hợp đối với từng mảng dịch vụ,

cụ thể:

- Đối với dịch vụ thanh toán: Triển khai nhiều chương trình quảng bá về sản phẩm thanh tốn; đẩy mạnh cơng tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ tại quầy giao dịch và khách hàng; giao dịch viên cần có giao tiếp văn minh, khai thác nhu cầu chuyển tiền của khách hàng để cung ứng dịch vụ thanh toán một cách tốt nhất; cần nghiên cứu một số dòng sản phẩm đặc thù có khả năng phát triển mạnh từ đó có chiến lược quảng cáo, tiếp thị.

- Đối với dịch vụ thanh toán quốc tế: Cung cấp đầy đủ hơn các sản phẩm dịch vụ thanh tốn quốc tế, như nhận chuyển tiền nước ngồi, mở L/C, bảo lãnh, thanh toán, dịch vụ kiều hối; kết hợp nhiều sản phẩm với nhau để tạo tiện ích cho khách hàng khi sử dụng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thanh tốn quốc tế; cần có các cán bộ chuyên sâu nghiệp vụ thanh toán quốc tế, am hiểu luật pháp và thông lệ quốc tế để cung cấp dịch vụ tư vấn hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.

- Đối với dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: Cần bám sát cơ chế điều hành tỷ giá của ngân hàng trung ương để có tư vấn chuyên sâu về thanh tốn, bảo lãnh, tín dụng có yếu tố ngoại tệ; đơn giản hóa các bước lấy tỷ giá để thời gian chào tỷ giá nhanh nhất và có tính cạnh tranh cao.

- Đối với dịch vụ thẻ: Chú trọng tới khâu quản lý và kỹ thuật trong cơng tác phát hành và thanh tốn thẻ, đảm bảo thời gian phát hành nhanh, đáp ứng đa dạng tiện ích và đảm bảo an toàn cho dịch vụ thẻ; nghiên cứu để đa dạng hóa danh mục thẻ; tăng cường kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy ATM, tổ chức điểm đặt máy ATM an toàn, tiện lợi.

- Dịch vụ cho thuê két sắt an toàn: Đây là dịch vụ tương đối phổ biến tại nhiều ngân hàng thương mại trên thế giới nhưng cịn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, nếu được khai thác hợp lý thì cung ứng dịch vụ két an tồn để

bảo quản giấy tờ có giá, tài sản quý, giấy tờ nhà đất... sẽ trở thành sản phẩm chiến luợc của NHTM trong tuơng lai. Thông thuờng những khách hàng sử dụng dịch vụ này sẽ là những khách có niềm tin lớn đối với ngân hàng, vì vậy ngân hàng có thể có cơ hội cung cấp tới họ nhiều dịch vụ khác nữa.

Trong một nền kinh tế năng động, đang trên đà phát triển ở nhịp độ cao với lợi thế dân số đông, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất lớn. Doanh số và lợi nhuận của hoạt động dịch vụ sẽ dần chiếm tỷ trọng đáng kể và trở nên quan trọng trong kinh doanh của NHTMVN trong tuơng lai khơng xa. Vì vậy, phát triển dịch vụ là một huớng đi bền vững, lâu dài cho mỗi NHTMVN.

Một phần của tài liệu 0421 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính đang gia tăng hiện nay luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w