Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0421 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính đang gia tăng hiện nay luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122 - 128)

NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động của các thành viên trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Do vậy, chính sách của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM. Để các ngân hàng hoạt động hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thì một số kiến nghị được đưa ra là:

Thứ nhất, NHNN cần tổ chức lại hệ thống ngân hàng theo hướng hiện đại

Tổ chức mô hình của NHNN theo mô hình phù hợp chức năng của NHTW với những nghiệp vụ cơ bản: Thực hiện chính sách tiền tệ, giám sát hoạt động ngân hàng, quản lý hệ thống thanh toán, phát hành kho quỹ. Trên cơ sở đó tổ chức hệ thống NHNN từ trung ương tới các chi nhánh theo hướng tập trung, gọn nhẹ, đảm bảo hiệu quả để có thể giám sát, hỗ trợ các NHTM phát triển.

Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Đối với các NHTM cổ phần yếu kém, cần thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại... NHNN cần đưa ra những tiêu chí và lộ trình cụ thể cần đạt được sau tái cấu trúc (về vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh

bạch). Đối với các NHTM cổ phần Nhà nước, cần tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn Nhà nước ở mức hợp lý, bằng việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại mỗi ngân hàng lên 30% - 40% - 49% tùy theo qui mô của từng ngân hàng. Giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh, chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng.

Thứ hai, NHNN nâng cao chất lượng, vai trò cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN có chức năng thu thập thông tin của các doanh nghiệp, cá nhân thông qua việc nhận thông tin từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam. Trong những năm qua, thông tin mà CIC cung cấp cho các ngân hàng là nguồn thông tin quan trọng trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, phân loại nợ cho khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động của CIC trong thời gian qua vẫn có nhiều hạn chế. Thông tin về doanh nghiệp mà CIC cung cấp vẫn còn chưa chính xác, chưa có sự phân tích, đánh giá tình hình của doanh nghiệp và chưa có cảnh báo kịp thời, thời gian cung cấp thông tin còn chậm trễ. Chính vì vậy, trong thời gian tới CIC nên xem xét và có những giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động để tạo ra những nguồn thông tin quan trọng, kịp thời cho các NHTM, cánh báo được những rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM. Một số biện pháp có thể kể đến như:

+ Từng bước hoàn thiện môi trường tổ chức hoạt động, cải tiến cơ chế làm việc. Một mặt sắp xếp trung tâm này thành trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những thông tin liên quan đến tài chính, ngân hàng, mặt khác trung tâm cần phối hợp với các cơ quan, bộ ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng, phong phú hơn trong các thông tin về các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

chức và hoạt động nghiệp vụ, quy định cụ thể hơn về nội dung cũng nhu nguồn

cung cấp thông tin, nghĩa vụ cung cấp thông tin, các chỉ tiêu về thu nhập, nguời

sử dụng thông tin và các tiêu thức đánh giá, phân tích thông tin,..

+ Thuờng xuyên cập nhật đuợc sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm khách hàng, chuẩn hóa các quy trình tự động xử lý dữ liệu, tiếp tục nâng cao tính đầy đủ chính xác của số liệu cung cấp, tăng cuờng hợp tác với các hãng chuyên thu thập và cung cấp thông tin trên thế giới.

+ Đa dạng hóa thông tin cung cấp. Thông tin không chỉ dừng lại ở báo cáo tài chính, du nợ tại các tổ chức tín dụng, tình trạng nợ quá hạn,. mà cần có thêm thông tin khác về hoạt động, cơ cấu tổ chức, tình hình ngành nghề liên quan,. Đây sẽ là nguồn thông tin cung cấp cho các ngân hàng giúp thực hiện công tác thẩm định tín dụng và phân loại nợ tốt hơn, nhanh hơn và đồng thời cũng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

+ CIC phải khách quan về độ chuẩn xác và giá trị pháp lý của thông tin, về các khoản nợ của một khách hàng vay tại nhiều tổ chức tín dụng. Thông tin trên CIC phải đuợc cập nhật liên tục hàng ngày để phục vụ nhu cầu tra cứu của nguời sử dụng, đảm bảo nguồn thông tin là mới nhất.

+ Thực hiện tham khảo thông tin từ các tổ chức, ngân hàng trên thế giới đối với các pháp nhân nuớc ngoài hoạt động của Việt Nam.

+ Thực hiện tuyển dụng và đào tạo nhằm nâng cao chất luợng nguồn nhân lực cho CIC, cải tiến công nghệ trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để mở rộng và nâng cao chất luợng công tác thu thập thông tin.

Thứ ba, NHNN nên rà soát lại các quy định về an toàn hệ thống NHTM để thực hiện đối mới, thanh tra kiểm soát cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế

NHNN cần phối hợp với Bộ, ban ngành có liên quan thực hiện huớng dẫn cụ thể cho các NHTM thực hiện hoạt động theo kịp các nuớc trên thế

giới như: Triển khai các sản phẩm dịch vụ linh hoạt (các sản phẩm phái sinh, sản phẩm thanh toán, quản lý đầu tư,...); thực hiện ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động; hạch toán kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế,.

Ban hành quy chế mới về tổ chức hoạt động của kiểm soát, kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng và quy chế đánh giá, xếp hạng các NHTM theo tiêu chuẩn CAMELs.

Thiết lập hệ thống cảnh bảo sớm để phát hiện các NHTM đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng NHTM.

Thứ tư, NHNNxây dựng và hoàn thiện hệ thống thanh toán đảm bảo thanh toán nhanh chóng và chính xác, tiện lợi cho hoạt động thanh toán của hệ thống NHTM

NHNN nhanh chóng mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các công cụ giao dịch trên thị trường mở nhằm phát triển thị trường tiền tệ sâu rộng, có tính thanh khoản cao. Xây dựng hệ thống thanh toán sâu rộng trong và ngoài nước để tạo cơ hội cho các NHTM phát triển hoạt động dịch vụ nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ nhằm chiếm lĩnh thị phần, gia tăng lợi nhuận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của các NHTM ở Chương 1 cùng với kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh các NHTM Việt Nam ở Chương 2, Chương 3 luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó là những đề xuất kiến nghị với NHNN, Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giúp các NHTM Việt Nam mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận trong hoạt động của mình.

KẾT LUẬN

Hiện nay trong giai đoạn toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng cũng như các ngành nghề kinh doanh khác đều phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy năng lực cạnh tranh của các NHTM của Việt Nam còn hạn chế, cơ cấu hoạt động chủ yếu còn thiên về hoạt động tín dụng mà chưa có sự tập trung, đầu tư thích đáng cho hoạt động đầu tư và dịch vụ. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh các NHTM Việt Nam được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động ngành tài chính ngân hàng nói riêng và hoạt động của toàn nền kinh tế nói chung.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với tình hình hoạt động thực tế của NHTM tại Việt Nam, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM. Khái niệm, đặc điểm, tiêu chí đánh giá cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.

2. Vận dụng những lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM, luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2015 để chỉ ra được kết quả cũng như những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong quá trình thực hiện.

3. Từ việc nghiên cứu lý luận cùng với thực trạng năng lực cạnh tranh các NHTM của Việt Nam, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, đưa ra kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và NHNN nhằm hỗ trợ cho các giải pháp đưa ra có thể thực thi đạt hiệu quả cao.

Tác giả luận văn xin được trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè và đồng

nghiệp trong quá trình hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng và đuợc sự huớng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan nhung do giới hạn về thời gian nghiên cứu và hiểu biết của bản thân tác giả nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận đuợc nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.

Hà Nội.

2. Hồ Diệu (2000), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Kim Đức (2012), “Giá trị phù hợp của Bất động sản”, Địa ốc Việt Nam, (20), NXB Thanh Niên, tr 29-30.

4. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Hải (2011), Quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành- Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

6. Học viện Ngân hàng (2009), Kế toán các ngành kinh doanh đặc biệt, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Học viện Ngân hàng (2010), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Tô Ngọc Hưng (2004), Cẩm nang ngành ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/ QĐ-NHNN ngày 22 tháng 05 năm 2005, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/ TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/ TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.

12. Ngân hàng thương mại cổ phần (2012; 2013; 2014), Báo cáo thường niên,

Hà Nội.

14.Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội. 15.Peter Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính,

Hà Nội.

16.Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

17.Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình tài chính tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

18.Đoàn Thị Hồng Vân (2009), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0421 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính đang gia tăng hiện nay luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w