Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0443 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 37)

hàng thương mại

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố ngân hàng có thể kiểm soát được và nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng. Các nhân tố chủ quan bao gồm các nhân tố xuất phát từ nội tại các ngân hàng như chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng, vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ phi tín dụng, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của

24

ngân hàng, trình độ đội ngũ cán bộ...

Chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng

Chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng giúp ngân hàng bám sát vào nhu cầu của thị trường từng địa bàn và khai thác được tối đa nguồn lực, ưu thế cạnh tranh của mình và đạt được mục tiêu của ngân hàng. Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng có phát triển hay không sẽ phụ thuộc vào chiến lược phát triển của ngân hàng đó. Nếu một ngân hàng có chiến lược phát triển tập trung phát triển dịch vụ phi tín dụng thì các nguồn lực của ngân hàng sẽ được triển khai để phát triển dịch vụ phi tín dụng.

Vốn đầu tư

Vốn đầu tư là điều kiện quan trọng nhất đối với ngân hàng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đào tạo cán bộ. nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng quyết định tới việc mở rộng dịch vụ phi tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phương thức phân phối dịch vụ đến khách hàng. Khả năng quản lý rủi ro hay khả năng cung ứng dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện và an toàn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công nghệ ngân hàng.

Ngoài công nghệ ngân hàng thì những cơ sở vật chất kỹ thuật khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ tạo hình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng, sẽ tạo cho khách hàng cảm giác an tâm, thoải mái khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Trình độ cán bộ ngân hàng

Con người luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, vai trò của con người càng quan trọng

hơn. Đối với dịch vụ ngân hàng hay dịch vụ phi tín dụng ngân hàng nói riêng cũng như vậy, những nhân viên ngân hàng là người trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Cùng một điều kiện về cơ sở vật chất nhưng trình độ và thái độ của nhân viên cung ứng dịch vụ ngân hàng nào tốt hơn sẽ mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn lớn hơn. Như vậy chất lượng của dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố trình độ, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, một ngân hàng có đội ngũ cán bộ giỏi, kiến thức chuyên sâu, tinh thông nghề nghiệp, có phẩm chất tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đưa ra được nhiều ý tưởng kinh doanh tham mưu tốt cho Ban lãnh đạo ngân hàng. Một đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt sẽ hạn chế rủi ro cho ngân hàng liên quan đến rủi ro đạo đức.

Hệ thống phòng ngừa rủi ro của ngân hàng

Thời gian gần đây các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản trị rủi ro. Một ngân hàng quản lý rủi ro tốt, nghĩa là ngân hàng có sức đề kháng tốt, ít bị ảnh hưởng bởi những tác động không lường trước và có khả năng đưa ra những hành động kịp thời, hạn chế thấp nhất những tổn thất cho ngân hàng. Trong thời gian qua các NHTM đã quan tâm quản trị các loại rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động. Trong đó rủi ro hoạt động là đáng quan ngại nhất và rủi ro hoạt động liên quan trực tiếp tới hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Rủi ro hoạt động là rủi ro tổn thất phát sinh do các quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động tốt, do con người và hệ thống hoặc do các sự kiện bên ngoài.

Tình hình khai thác mối quan hệ tương quan, gắn kết giữa các dịch vụ phi tín dụng ngân hàng

Các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sự tồn tại và phát triển của dịch vụ này là cơ sở để tồn tại và phát triển dịch vụ kia. Do vậy, ngân hàng cần khai thác tốt mối quan hệ này để tạo ra một hệ

26

thống hỗ trợ cho sự phát triển từng dịch vụ, xây dựng một hệ thống dịch vụ đa dạng, tiện ích, các dịch vụ hỗ trợ nhau sẽ cung cấp cho khách hàng một hệ thống dịch vụ trọn gói.

1.2.3.2. Các nhân tố khách quan

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ là cơ sở để các hoạt động kinh doanh phát triển. Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ phi tín dụng nói riêng, hệ thống các quy định của pháp luật còn thiếu và chưa thực sự đồng bộ. Hoạt động dịch vụ ngân hàng được quy định tại các văn bản như: Bộ luật dân sự, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại điện tử.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô, sự ổn định tiền tệ, lạm phát, thuế. Chính sách kinh tế vĩ mô là tổng thể tác động tới định hướng điều hành nền kinh tế của Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu cơ bản. Các chính sách đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động dịch vụ ngân hàng.

Vấn đề về đa dạng hóa sở hữu trong hoạt động NHTM. Trong những năm

gần đây các NHTM Việt Nam liên tục thực hiện đa dạng hóa sở hữu nhằm nâng

cao năng lực tài chính, thu hút công nghệ ngân hàng hiện đại, nâng cao năng lực

quản trị rủi ro và khả năng cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Nhưng điều đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như gia tăng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, mối quan hệ phức tạp và khó kiểm soát giữa các NHTM và tập đoàn kinh tế. Việc các NHTM Việt Nam có sự đầu tư vốn của các ngân hàng nước ngoài giúp hoạt

động dịch vụ phi tín dụng phát triển hơn. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ thẻ, dịch vụ internet banking. ngày càng phát triển do cập nhật xu hướng, công nghệ ngân hàng từ nước ngoài.

Các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều ảnh hưởng lớn tới hoạt động dịch vụ ngân hàng. Tiền tệ ổn định là điều kiện cơ bản cho sự mở rộng dịch vụ với bất kỳ quốc gia nào. Dịch vụ ngân hàng không thể phát triển trong điều kiện kinh tế có năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh kém, thu nhập dân cư thấp, các khoản chi tiêu nhỏ lẻ. Vì vậy, sự phát triển ổn định của nền kinh tế, mức thu nhập cao và ổn định của người dân là điều kiện cần thiết của sự phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ phi tín dụng ngân hàng nói riêng.

Môi trường xã hội

Môi trường xã hội là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, tập quán, thói quen, văn hóa của từng vùng miền. Các yếu tố này không chịu sự điều tiết của các ngân hàng nhưng lại ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động của các ngân hàng. Các vấn đề về dân số, chính trị, tài nguyên thiên nhiên.đều có ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng. Nếu trình độ dân trí chưa cao, người dân kém hiểu biết thì họ không nhận thấy được lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng nói chung và các dịch vụ phi tín dụng nói riêng. Năng lực của khách hàng thể hiện ở mức độ họ tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ cũng như mức độ diễn đạt chính xác, rõ ràng, đầy đủ nhu cầu của khách hàng cho ngân hàng, sự tích cực chủ động hay am hiểu về trình tự xử lý các dịch vụ phi tín dụng ngân hàng trong việc hợp tác, đánh giá chất lượng dịch vụ phi tín dụng ngân hàng. Môi trường văn hóa, sự khác biệt về dân tộc, tín ngưỡng, khí hậu. cũng có tác động tới hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là một trong những nhân tố thúc đẩy việc mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa. Các doanh nghiệp và người dân có quyền chủ động lựa chọn ngân hàng để quan hệ giao dịch gửi tiền, thanh toán, mở L/C. và một

28

doanh nghiệp hay một cá nhân có thể có quan hệ giao dịch với nhiều ngân hàng khác nhau và ngược lại các NHTM cũng có thể chủ động mời chào khách hàng, đưa ra nhiều ưa đãi, khuyến mại để thu hút khách hàng. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng nào tốt hơn, giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhiều hơn thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài với trình độ kỹ thuật công nghệ cao, vốn đầu tư lớn đã thúc đẩy các ngân hàng trong nước phát triển nhanh, vươn lên hiện đại hóa hòa nhập với xu thế của thế giới.

Quá trình hội nhập kinh tế

Quá trình hội nhập kinh tế đem lại cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều cơ hội như học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ ngân hàng... Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, các NHTM Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Đặc biệt là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài. Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ tư vấn, môi giới kinh doanh tiền tệ. là những dịch vụ ưu thế của các ngân hàng nước ngoài. Do vậy, các NHTM Việt Nam cần tích cực nghiên cứu thị trường để tạo dựng mạng lưới, đổi mới và phát triển dịch vụ phi tín dụng nhằm vượt qua những thách thức, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu 0443 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 37)