SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG

Một phần của tài liệu 0443 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - SỞ GIAO DỊCH 2.1.1. Sự hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Sở giao dịch

Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo quyết định số 62/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 21/1/2009 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) về việc Mở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Sở giao dịch Agribank). Theo quyết định 62/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 21/1/2009 thì:

- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Tên gọi tắt bằng tiếng Việt: Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp. - Tên tiếng Anh: Banking Operation Center Of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development.

- Tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Agribank Operation Center.

Tại Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động chi nhánh ngày 03/9/2014 thì Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Sở giao dịch. Tên viết tắt là Sở giao dịch Agribank.

Sở giao dịch Agribank có con dấu, hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, được tổ chức và hoạt động

34

theo Quy chế do Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành. Theo quyết định số 34/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/2/2009 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chức năng nhiệm vụ của Sở giao dịch Agribank bao gồm:

Chức năng của Sở giao dịch Agribank

- Làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của

Ngân hàng Nông nghiệp.

- Đầu mối thực hiện các dự án đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư của Ngân hàng Nông nghiệp khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản.

- Trung tâm ngoại tệ mặt. - Trực tiếp kinh doanh đa năng. - Đầu mối chi trả kiều hối.

- Quản lý, vận hành hệ thống SWIFT, quan hệ ngân hàng đại lý.

- Tổ chức kiểm tra, kiếm toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

Nhiệm vụ của Sở giao dịch Agribank

- Thực hiện các nhiệm vụ đầu mối của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp

- Trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng, chủ yếu các doanh nghiệp lớn.

+ Huy động vốn + Cho vay + Bảo lãnh

+ Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp

+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

+ Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác như: thu, chi tiền mặt, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ...

+ Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp + Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng

+ Tư vấn khách hàng xây dựng dự án

- Đầu mối triển khai, quản lý mạng lưới dịch vụ chi trả kiều hối.

- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của Sở giao dịch cũng như việc quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra, kiếm toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc.

- Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.

Theo quy định thì Sở giao dịch Agribank được thực hiện đầy đủ các loại hình dịch vụ của một NHTM như huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.2. Mô hình tổ chức tại Sở giao dịch Agribank

36

hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý và quyết định những vấn đề thuộc bộ máy theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc Agribank.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch Agribank gồm: - Giám đốc

- Các Phó giám đốc

- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: + Phòng Hành chính nhân sự

+ Phòng Kinh doanh ngoại tệ + Phòng Thanh toán quốc tế + Phòng Kế toán và Ngân quỹ + Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ + Phòng Quản lý rủi ro

+ Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp + Phòng Tín dụng

+ Phòng SWIFT

+ Phòng Quản lý và kinh doanh vốn + Phòng Ngân hàng đại lý

+ Phòng Dịch vụ kiều hối + Phòng Điện toán

+ Phòng Dịch vụ và Marketing

Đến cuối năm 2014 thì Sở giao dịch Agribank chỉ còn lại 12 phòng nghiệp vụ như danh sách trên ngoại trừ phòng Dịch vụ kiều hối và phòng Ngân hàng đại lý. Do đây là hai phòng không kinh doanh trực tiếp dịch vụ phi tín dụng mà chỉ có chức năng tham mưu cho ban Lãnh đạo nên việc hai phòng nghiệp vụ trên tách ra khỏi Sở giao dịch Agribank không làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng của Sở giao dịch. Trong số 12 phòng nghiệp vụ kinh doanh thì được chia làm hai cân đối là cân đối

1000 thực hiện các nhiệm vụ của Trụ sở chính Agribank giao và cân đối 1200 thực hiện các chức năng còn lại của Sở giao dịch Agribank. Cân đối 1000 bao gồm các phòng Kinh doanh ngoại tệ, Quản lý và kinh doanh vốn, SWIFT, Quản lý rủi ro, một bộ phận của phòng kế toán và một bộ phận thuộc phòng điện toán. Cân đối 1200 bao gồm các phòng còn lại. Trong đó, các phòng thực hiện kinh doanh dịch vụ phi tín dụng trực tiếp là:

- Phòng Kinh doanh ngoại tệ: trong số những nhiệm vụ cơ bản của phòng kinh doanh ngoại tệ có nhiệm vụ đại diện cho Ngân hàng Nông nghiệp giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế. Thực hiện mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền mua bán ngoại tệ, quyền chọn và các dịch vụ ngoại hối khác theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và các quy định của Ngân hàng Nông nghiệp đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.

- Phòng Thanh toán quốc tế: trong số những nhiệm vụ cơ bản của phòng kinh doanh ngoại tệ có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch thanh toán xuất, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng tại Sở giao dịch như thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền, thương lượng bộ chưng từ xuất khẩu, các dịch vụ về bao thanh toán. Phát hành các thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng Nông Nghiệp như thư tín dụng dự phòng, bảo lãnh ngân hàng, các chứng thư bảo lãnh.

- Phòng Kế toán ngân quỹ: phòng kế toán ngân quỹ là phòng thực hiện các giao dịch như huy động tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định; thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.

- Phòng Quản lý kinh doanh vốn: trong các nhiệm vụ của phòng Quản lý kinh doanh vốn có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn (trong và ngoài nước) để đáp ứng nhu cầu thanh toán, kinh

Chỉ tiêu Cân đối 1000 Cân đối 1200

38

doanh của Ngân hàng Nông nghiệp; tham gia thị trường đấu thầu Tín phiếu kho bạc, nghiệp vụ thị trường mở; thực hiện mua bán, chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng.

- Phòng Dịch vụ và marketing trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng; triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Giám đốc; tổ chức triển khải nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp...

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014

Nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chính phủ yêu cầu NHNN VN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khóa hợp lý để giúp doanh nghiệp tiếp tục vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; Tăng cường dự trữ ngoại tệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu về ngoại tệ trong dịp cuối năm; Có nhiều biện pháp quyết liệt chấn chỉnh đối với thị trường vàng, bình ổn được giá vàng; Tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh lộ trình xử lý nợ xấu; Chỉ đạo các ngân hàng thương mại giải ngân kịp thời gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp và người dân vay để phát triển nhà ở xã hội và cải thiện nhà ở. Năm 2014 kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ 4,09%. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo và cải thiện, lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm sâu, tỷ giá ổn định, dữ trữ ngoại hối tăng cao.

Trước tình hình trên, toàn thể cán bộ nhân viên Sở giao dịch dưới sự chỉ đạo của HĐTV và Ban điều hành Agribank đã thể hiện tinh thần đoàn kết tập thể, chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với các ban Trụ sở chính triển

39

khai quyết liệt, kịp thời các nhiệm vụ được giao phấn đầu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Agribank trong 3 năm gần đây cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014

Tổng thu 4,50 8 3,99 7 5,16 4 2,28 7 1,802 1,24 8 Tổng chi 699^ 254^ 75 1,49 7 1,051 713" Thu - chi 3,80 9 33,74 95,08 790 752^^ 535" Thu từ dịch vụ PTD 0 0 0 29,23 32,70 34,90

Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh các năm 2012 -2014

Hoạt động kinh doanh trực tiếp của cân đối 1000 được thực hiện theo chỉ đạo của Trụ sở chính Agribank nên toàn bộ thu nhập của các phòng nghiệp vụ thuộc cân đối 1000 đều không được tính vào kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Agribank. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch được tính trên kết quả hoạt

động kinh doanh của các phòng nghiệp vụ thuộc cân đối 1200. Mặc dù chênh lệch thu chi qua các năm giảm nhưng thu từ dịch vụ phi tín dụng tăng đều qua các năm tuy

nhiên vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng thu (từ 2.01% đến 3.35%).

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - SỞ GIAO DỊCH GIAI ĐOẠN 2012-2014

2.2.1. Các dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam - Sở giao dịch Nông thôn Việt Nam - Sở giao dịch

Ngân hàng thương mại Việt Nam. Agribank cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng

hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế. Agribank luôn song hành với sự đổi mới của

nền kinh tế, góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh

tranh của các doanh nghiệp, mang đến các giải pháp tài chính toàn diện cho khách

hàng. Agribank luôn cam kết mang đến những dịch vụ ngân hàng tốt nhất, phong

cách phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hiện nay Agribank đang cung ứng ra thị trường 201 dịch vụ ngân hàng trong đó 142 dịch vụ phi tín dụng. Các dịch vụ ngân hàng mà Agribank cung cấp

được chia thành 10 nhóm bao gồm: Huy động vốn; Tín dụng; Thanh toán trong

nước; Thanh toán quốc tế; Treasury; Đầu tư; Thẻ; E_Banking; Sản phẩm dịch vụ

ngân quỹ; Sản phẩm dịch vụ khác.

Sở giao dịch Agribank là đơn vị đầu mối trong hệ thống Agribank. Do vậy, Sở giao dịch Agribank thực hiện đầy đủ tất cả các dịch vụ mà Agribank hiện có. Các dịch vụ ngân hàng tại Sở giao dịch Agribank cũng được chia làm 10 nhóm. Trong đó các nhóm dịch vụ phi tín dụng bao gồm:

- Huy động vốn: Bao gồm 39 dịch vụ như Tiền gửi thanh toán, Tiền gửi tiết kiệm, Kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi, Tín phiếu, Trái phiếu.

- Thanh toán trong nước: Bao gồm 18 dịch vụ như Giao dịch gửi, rút nhiều nơ, Chuyển nhận tiền trong nước, Cung ứng séc trong nước, Thu ngân sách nhà nước, Thanh toán hóa đơn...

- Thánh toán quốc tế: Bao gồm 31 dịch vụ như Dịch vụ chi trả Western Union, Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, Dịch vụ phát hành thư tín dụng chứng từ, Dịch vụ thanh toán L/C, Mua bán ngoại tệ, ...

- Treasury: Bao gồm 13 dịch vụ như Gửi và nhận vốn của các định chế tài chính, Kinh doanh chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, Giao dịch ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn.

41

nghiệp mới, Đầu tư góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác đang hoạt động, Đầu tư thành lập công ty con do Agribank sở hữu 100% vốn điều lệ, Mua lại các doanh nghiệp khác.

- Thẻ: bao gồm 12 dịch vụ như Thẻ ghi nợ nội địa, Thẻ liên kết, Thẻ lập nghiệp, Thẻ ghi nợ quốc tế,.

- E-Banking: Bao gồm 19 dịch vụ như Dịch vụ vấn tin số dư, Dịch vụ in sao kê 5 giao dịch gần nhất, Dịch vụ tự động thông báo số dư, Dịch vụ đại lý bán thẻ điện thoại trả trước,.

- Nhóm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ: Bao gồm 03 dịch vụ như Thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, Chi trả lương vào tài khoản cá nhân theo danh sách (dịch vụ chi hộ), Ngân hàng phục vụ dự án ODA.

- Dịch vụ khác: bao gồm dịch vụ như Bảo hiểm cho chủ thẻ quốc tế, Dịch vụ thu hộ tiền bán vé máy bay qua mạng cho Vietnam Airlines.

Trong những năm vừa qua hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Sở giao dịch Agribank có xu hướng tăng. Tuy nhiên, thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng còn khá thấp, chiếm khoảng 2% đến hơn 3% so với tổng thu. Do vậy, Sở giao dịch Agribank cần đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng để có chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng trong tình hình kinh tế nhiều khó khăn, hoạt động tín dụng gặp nhiều rủi ro như hiện nay.

2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nôngnghiệp nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Sở giao dịch

2.2.2.1. Quy mô dịch vụ phi tín dụng

Quy mô dịch vụ phi tín dụng được thể hiện qua số lượng khách hàng, số món giao dịch, doanh số giao dịch. Tăng trưởng quy mô dịch vụ phi tín dụng là việc các ngân hàng tăng trưởng số lượng khách hàng, tăng số món giao dịch, tăng doanh số giao dịch. Để đánh giá tăng trưởng quy mô dịch vụ phi tín dụng tại Sở giao dịch Agribank ta sử dụng công thức:

Một phần của tài liệu 0443 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42)