HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN

Một phần của tài liệu 0357 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại NH công thương chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30)

1.3.1. Hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn

Mục tiêu cơ bản trong hoạt động ngân hàng là tạo ra lợi nhuận cao và ổn định trên cơ sở hạ thấp rủi ro. Đồng thời xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM đã đặt ra yêu cầu đối với chính các ngân hàng là phải nâng cao hiệu quả giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, có nghĩa là thu nhập từ sử dụng vốn sau khi đã trừ đi chi phí cho hoạt động huy động vốn đảm bảo có lãi.

về phía xã hội: Đe thực hiện được công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, cần một lượng vốn rất lớn làm tiền đề vật chất, vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, vốn để sản xuất kinh doanh.

Về phía ngân hàng: để có thể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, đa dạng các hình thức kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận ngân hàng cần có một lượng vốn lớn huy động từ các nguồn trong nước.

Vốn trong nước phần lớn nằm trong các hộ gia đình dưới dạng tiết kiệm dự phòng. Hơn nữa vốn của các tổ chức kinh tế xã hội không phải lúc nào cũng được sử dụng theo vụ mùa, theo chu kỳ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó lượng vốn nhàn rỗi trong khu vực này cũng rất là lớn. Nhiệm vụ to lớn của mỗi ngân hàng là phải tập trung và thu hút các nguồn vốn lớn này để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, các công trình kinh tế xã hội biến chúng thành những đồng vốn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.

Để đạt được điều đó thì ngân hàng phải có công tác huy động vốn phù hợp và có hiệu quả. Hiệu quả của công tác huy động vốn trong ngân hàng phải được đánh giá qua các khía cạnh sau đây :

Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng, ổn định về số lượng để có thể thoả mãn các nhu cầu cho vay, thanh toán cũng như hoạt động kinh

doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy nhiên vốn huy động phải được ổn định về mặt thời gian. Neu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn mà không ổn định về mặt thời gian, thường xuyên có một dòng tiền lớn có khả năng bị rút ra thì lượng vốn dành cho vay, cho đầu tư sẽ không lớn. Như vậy hiệu quả sử dụng sẽ không cao và ngân hàng phải thường xuyên đối đầu với vốn để thanh khoản.

Hiệu quả của huy động vốn được thể hiện là huy động đủ vốn, kết cấu từng khoản mục nguồn vốn phải hợp lý với chi phí và rủi ro thấp nhất đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng là tốt nhất. Hiệu quả trong hoạt động sử dụng vốn được thể hiện ở việc sử dụng các khoản mục tài sản như thế nào cho phù hợp với cơ cấu các khoản mục nguồn vốn, nguồn vốn sử dụng hết chưa, có đảm bảo an toàn không, rủi ro như thế nào, lợi nhuận mang lại cho ngân hàng có đảm bảo không.

Huy động và sử dụng vốn là hai mặt của quá trình hoạt động ngân hàng. Sử dụng vốn mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng thì nguồn vốn liên quan chủ yếu đến chi phí của ngân hàng đó như là chi phí trả lãi, quy mô huy động càng tăng, sử dụng vốn tăng thì tăng khả năng sinh lời và ngược lại.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Ngân hàng huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi cách thức huy động vốn đem lại cho NHTM một nguồn vốn có tính chất khác nhau, với chi phí khác nhau. Để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn ta cần dựa vào các chỉ tiêu cụ thể, mỗi chỉ tiêu nêu lên một mặt của hoạt động huy động vốn của NHTM. Sau đây là một số chỉ tiêu:

1.3.2.1. Chiphí huy động vốn / Quy mô vốn huy động

Vốn của NHTM được chia làm hai loại: Vốn chủ sở hữu và Nợ. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân

hàng và đặc biệt là được dùng để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

Nợ chiếm phần lớn trong nguồn vốn của NHTM, nó là nguồn vốn hoạt động chính đối với mỗi ngân hàng. Cho nên hầu hết các khoản nợ của NHTM đều liên quan đến chi phí huy động vốn.

Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi trả lãi. Trong tổng số chi phí vốn huy động thì chi phí trả lãi là chủ yếu. Ngoài ra còn có các chi phí khác như: Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, chi phí cho hoạt động marketing, quảng cáo (khuyến mại, hoa hồng) để thu hút khách hàng gửi tiền, chi phí trả lương cho cán bộ nhân viên, chi phí để mở các quỹ tiết kiệm, chi phí mua máy móc thiết bị (công nghệ, máy ATM, các thiết bị tin học khác) và các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn - được gọi là chi phí phi trả lãi.

Tóm lại, chi phí huy động vốn/ tổng vốn huy động được dùng để đánh giá xem một đồng vốn ngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí.

Như vậy, khi xem xét hiệu quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốn phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này và có lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu so sánh với mục tiêu của hoạt động huy động vốn của ngân hàng đã đề ra hoặc so sánh với cùng kỳ thời gian hoạt động trước, chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả.

1.3.2.2. (Thu lãi - Chi lãi) /quy mô vốn huy động

Mối liên hệ nguồn vốn và tài sản là mối liên liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đó là hai mặt của quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, tức là khả năng đáp ứng các nhu cầu về vốn hay khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động được thì các ngân hàng cũng thường sử dụng chỉ tiêu (Thu lãi - chi lãi) / Quy mô vốn huy

động để đánh giá mối liên hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn cũng như hiệu quả hoạt động huy động vốn.

Chỉ tiêu (Thu lãi - Chi lãi) / quy mô vốn huy động cho thấy một đồng vốn ngân hàng huy động được sẽ thu được bao nhiêu đồng từ chênh lệch giữa thu lãi và chi lãi của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn huy động được cao hoặc ngân hàng đã tối thiểu hoá chi phí huy động cho đồng vốn đó.

1.3.2.3. Chiphí tiền lương/ Quy mô vốn huy động

Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thông qua chỉ tiêu này, cần đánh giá chỉ tiêu Quy mô vốn huy động / Số lượng cán bộ huy động vốn.

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng số vốn mà ngân hàng huy động được trong một thời kỳ từ khách hàng cá nhân chia cho tổng số lao động trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong thời kỳ đó.

Chỉ tiêu quy mô vốn huy động / Số lượng cán bộ huy động vốn cho thấy trong một thời kỳ nhất định, một lao động của ngân hàng huy động được bao nhiêu vốn, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết năng suất huy động vốn của lao động hoạt động huy động vốn trong ngân hàng.

Đối với chỉ tiêu Chi phí tiền lương / Quy mô vốn huy động cho thấy một đồng vốn huy động được ngân hàng cần phải trả bao nhiêu đồng chi phí về tiền lương cho các cán bộ hoạt động huy động vốn.

Chỉ tiêu này càng thấp thì càng thể hiện rõ hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Bởi chỉ tiêu này thấp khi chi phí về tiền lương của các cán bộ thấp và quy mô vốn huy động ngày càng cao hoặc là chi phí về tiền lương tăng nhưng tốc độ tăng lại không nhanh bằng tốc độ tăng của quy mô vốn huy động ngân hàng.

2

1.3.2.4. Sự ổn định của các hình thức huy động vốn

Chỉ tiêu này được đánh giá qua mức độ tăng giảm vốn huy động. Neu vốn huy động tăng đều qua các năm, có tốc độ gia tăng ổn định, đều đặn thì vốn đó được coi là có hiệu quả.

__ ... So dư từng loai tiền gửi

Ty trọng từng loại = —⅛---V √ ,---TT— X 10C%

■ ■ Tong Iiguon von huy động

Chỉ tiêu này dùng để xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng theo từng thời kỳ, từ đó phát hiện những ưu và nhược điểm của ngân hàng trong công tác huy động vốn, qua đó có những thay đổi phù hợp sao cho lượng vốn huy động tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu một cách thích hợp.

1.3.2.5. Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn (tỷ trọng của các loại vốn huy động)

Chỉ tiêu này được đánh giá qua tỷ trọng của từng loại tiền gửi so với tổng vốn huy động:

__ ... So dư từng loai tiền gửi

Tỷ trọng từng loại = —7---⅛ „ .---TT— X 100%

■ ■ Tong IIguon vôn huy động

Chỉ tiêu này dùng để xác định xu hướng phát triển của từng loại tiền gửi của ngân hàng theo từng thời kỳ, từ đó ngân hàng sẽ có được chiến lược hiệu quả trong công tác huy động vốn nhằm thu hút được lượng vốn lớn, chi phí bỏ ra ở mức hợp lý.

1.3.2.6. Khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ (LTD) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn bởi nó cho phép so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn, qua đó cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của một NHTM. Chỉ tiêu đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tính như sau:

.. Vốn huy đông

LTD = x 1C0%

Tong dưnợ

Neu một NHTM có nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng có hiệu quả và công tác huy động vốn của ngân hàng đã thành công. Bởi vì phần lớn thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nào chi phí huy động và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Hơn nữa việc sử dụng vốn tốt sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Cho nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn người ta thường xem xét đến công tác sử dụng vốn của ngân hàng đó.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

1.3.3.1. Chỉ tiêu ROE, ROA

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, người ta thường sử dụng hai đại lượng vốn là vốn chủ sở hữu và tổng vốn (hay tổng tài sản). Vì vậy mà chỉ tiêu ROE, ROA luôn được chọn để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn hoạt động kinh doanh.

Chỉ tiêu ROE:

ROE (Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu) là chỉ số đo lường mức lợi nhuận đạt được trên đồng vốn đóng góp của các cổ đông. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

. Lơi nhuận sau thuê

roe =VA L'1 iZr,⅞1 ∑h "1¾π

Von chủ sơ hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng vốn của chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ý nghĩ của ROE:

+ Các cổ đông kỳ vọng thu được lợi nhuận từ tiền đầu tư của họ và chỉ số này cho biết tiền đầu tư của cổ đông hiệu quả như thế nào.

4

án đầu tư của doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư vốn chủ sở hữu.

❖ Chỉ tiêu ROA:

ROA (Sức sinh lời của tài sản) là khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:

Lợi nhuận sau thuê

roe= ⅜≡≡≡τ≡Γ

Tai san Dinn quân

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp.

1.3.3.2. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả theo các yếu tố cấu thành

Hiệu quả sử dụng vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tạo nên bởi thu nhập ròng từ các hoạt động cơ bản như tín dụng, đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, cung cấp dịch vụ,... trong đó thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng chiếm chủ yếu.

Thu nhập ròng = Thu nhập lãi - chi phí lãi

Do đó, để phân tích được hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu này ta phải tìm hiểu cơ cấu nguồn vốn huy động và quy mô tín dụng của ngân hàng cũng như chi phí bỏ ra để huy động vốn và thu nhập thu được từ hoạt động cho vay.

1.3.3.3. Chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động Tỷ trọng nguồn vốn huy động loại i:

Tỷ trọng nguồn vốn huy động loại i

Số dư từng loại nguồn vốn huy

X 100%

Tông nguồn vốn huy động

qua từng thời kỳ, từ đó phát hiện những ưu nhược điểm trong công tác huy động vốn của ngân hàng, qua đó có những thay đổi phù hợp sao cho lượng vốn huy động là tối đa hóa lợi ích. Chỉ tiêu này còn phản ánh mức độ ổn định của nguồn vốn huy động. Vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về mặt số lượng để thỏa mãn nhu cầu tín dụng cũng như nhu cầu của các hoạt động khác.

1.3.3.4. Chi phí trả lãi

Chi phí trả lãi mà ngân hàng trả cho khách hàng là chi phí trả lãi dựa trên lãi suất danh nghĩa, là lãi suất ngân hàng công bố cho khách hàng. Chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi, mục tiêu gửi tiền của khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ,...

V. ʌ , Chi phí trả lãi Chi phí lãi trên tong nguồn võn huy động = —;---—---——

■ Tongnguon von huy động

Chỉ số này cho biết để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng. Nếu so sánh với mục tiêu huy động vốn của ngân hàng đã đề ra hoặc so sánh với cùng kỳ thời gian hoạt động trước, chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả. Tuy nhiên, muốn giảm chi phí huy động vốn thì phải giảm lãi suất huy động. Việc đưa ra một lãi suất huy động hợp lý là rất quan trọng, lãi suất không quá cao - đảm bảo lợi ích ngân hàng, cũng không quá thấp - thu hút được khách hàng gửi tiền.

1.3.3.5. Các chỉ tiêu phân tích quy mô và chất lượng tín dụng Tốc độ tăng dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng kỳ này - dư nợ tín dụng kỳ trước

= ---:---—---:--- x 100% Dư nợ tín dụng kỳ trước

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm. Tỷ lệ này lớn hơn 0, có thể kết luận rằng dư nợ năm sau đã có sự mở rộng hơn

Một phần của tài liệu 0357 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại NH công thương chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w