1.3.3.1. Chỉ tiêu ROE, ROA
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, người ta thường sử dụng hai đại lượng vốn là vốn chủ sở hữu và tổng vốn (hay tổng tài sản). Vì vậy mà chỉ tiêu ROE, ROA luôn được chọn để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn hoạt động kinh doanh.
❖ Chỉ tiêu ROE:
ROE (Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu) là chỉ số đo lường mức lợi nhuận đạt được trên đồng vốn đóng góp của các cổ đông. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
. Lơi nhuận sau thuê
roe =VA L'1 iZr,⅞1 ∑h "1¾π
Von chủ sơ hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng vốn của chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ý nghĩ của ROE:
+ Các cổ đông kỳ vọng thu được lợi nhuận từ tiền đầu tư của họ và chỉ số này cho biết tiền đầu tư của cổ đông hiệu quả như thế nào.
4
án đầu tư của doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư vốn chủ sở hữu.
❖ Chỉ tiêu ROA:
ROA (Sức sinh lời của tài sản) là khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
Lợi nhuận sau thuê
roe= ⅜≡≡≡τ≡Γ
Tai san Dinn quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp.
1.3.3.2. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả theo các yếu tố cấu thành
Hiệu quả sử dụng vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tạo nên bởi thu nhập ròng từ các hoạt động cơ bản như tín dụng, đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, cung cấp dịch vụ,... trong đó thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng chiếm chủ yếu.
Thu nhập ròng = Thu nhập lãi - chi phí lãi
Do đó, để phân tích được hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu này ta phải tìm hiểu cơ cấu nguồn vốn huy động và quy mô tín dụng của ngân hàng cũng như chi phí bỏ ra để huy động vốn và thu nhập thu được từ hoạt động cho vay.
1.3.3.3. Chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động Tỷ trọng nguồn vốn huy động loại i:
Tỷ trọng nguồn vốn huy động loại i
Số dư từng loại nguồn vốn huy
X 100%
Tông nguồn vốn huy động
qua từng thời kỳ, từ đó phát hiện những ưu nhược điểm trong công tác huy động vốn của ngân hàng, qua đó có những thay đổi phù hợp sao cho lượng vốn huy động là tối đa hóa lợi ích. Chỉ tiêu này còn phản ánh mức độ ổn định của nguồn vốn huy động. Vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về mặt số lượng để thỏa mãn nhu cầu tín dụng cũng như nhu cầu của các hoạt động khác.
1.3.3.4. Chi phí trả lãi
Chi phí trả lãi mà ngân hàng trả cho khách hàng là chi phí trả lãi dựa trên lãi suất danh nghĩa, là lãi suất ngân hàng công bố cho khách hàng. Chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi, mục tiêu gửi tiền của khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ,...
V. ʌ , Chi phí trả lãi Chi phí lãi trên tong nguồn võn huy động = —;---—---——
■ Tongnguon von huy động
Chỉ số này cho biết để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng. Nếu so sánh với mục tiêu huy động vốn của ngân hàng đã đề ra hoặc so sánh với cùng kỳ thời gian hoạt động trước, chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả. Tuy nhiên, muốn giảm chi phí huy động vốn thì phải giảm lãi suất huy động. Việc đưa ra một lãi suất huy động hợp lý là rất quan trọng, lãi suất không quá cao - đảm bảo lợi ích ngân hàng, cũng không quá thấp - thu hút được khách hàng gửi tiền.
1.3.3.5. Các chỉ tiêu phân tích quy mô và chất lượng tín dụng Tốc độ tăng dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng kỳ này - dư nợ tín dụng kỳ trước
= ---:---—---:--- x 100% Dư nợ tín dụng kỳ trước
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm. Tỷ lệ này lớn hơn 0, có thể kết luận rằng dư nợ năm sau đã có sự mở rộng hơn năm trước. Điều này chứng tỏ sản phẩm cho vay của ngân hàng đã thực sự thu hút và lôi kéo được khách hàng. Như vậy, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng đang được nâng cao.
. XX... TÔng dư nợ
Tông dư nợ trên nguôn vốn huy độ = _____________ ______________ Tong nguôn vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguôn vốn huy động được, qua đó cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng. Nếu một ngân hàng sử dụng vốn tương xứng với nguôn vốn huy động, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả nguôn vốn huy động. Bởi vì phần lớn thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nào chi phí huy động và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.
Tông nợ quá hạn
Tỷ lệ quá hạn trc-n tòng dư nợ = --- ■ ■ --- × 100% Tông dư nợ
Tỷ lệ quá hạn trên tông dư nợ thường được tính vào một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Nợ quá hạn là những khoản nợ tín dụng bao gôm cả lãi và gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn. Đây là chỉ tiêu đánh giá độ an toàn cũng như hiệu quả tín dụng của ngân hàng.