Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu 0357 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại NH công thương chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 120 - 123)

Cùng với việc tăng trưởng nguồn vốn, Chi nhánh phấn đấu tăng trưởng tín dụng và đầu tư đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả, bền vững.

3.2.3.1. Đa dạng hóa khách hàng, loại hình cho vay và đầu tư

- Triển khai thành công chuyển đổi mô hình kinh doanh phần tín dụng, đảm bảo nguyên tắc giảm thiểu rủi ro nhưng vẫn giải quyết kịp thời nhu cầu của khách hàng.

- Tiếp tục định hướng phát triển tín dụng của năm 2013, tập trung chủ yếu vào các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo dựng khách hàng truyền thống của chi nhánh đồng thời tìm kiếm các dự án của các Tập đoàn, Tong công ty lớn tiếp tục giải ngân.

- Phát triển dư nợ và phát triển khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tiếp tục tìm kiếm khách hàng tốt về quan hệ tín dụng với Chi nhánh, ưu tiên quan hệ với các khách hàng trên địa bàn. Tập trung đẩy mạnh

tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay trung dài hạn, đặc biệt là cho vay trung dài hạn ngoại tệ. Đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng/khoản vay để quyết định tín dụng an toàn, hiệu quả, rút giảm nhanh dư nợ và tiến tới chấm dứt quan hệ với khách hàng yếu kém.

- Tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với các chương trình tín dụng mục tiêu của NHCT bao gồm: chương trình cho vay hỗ trợ xuất khẩu, cho vay nông nghiệp nông thôn, coi đây là thế mạnh để thu hút khách hàng có tiềm năng để quan hệ với Chi nhánh.

- Phát triển tín dụng luôn phải đảm bảo an toàn và hiệu quả, tuyệt đối không cho vay khách hàng không đủ tiêu chuẩn cho vay theo quy định của NHCT Việt Nam. Để thực hiện tốt công tác tín dụng, các phòng Khách hàng, Phòng giao dịch và từng cán bộ tín dụng phải nắm vững khách hàng của mình, quản lý tốt nguồn thu của khách hàng, chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của khách hàng cũng như những thay đổi trong chính sách điều hành tín dụng để có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình quản lý khách hàng cũng như có những tư vấn hợp lý kịp thời cho khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro cả cho khách hàng cũng như ngân hàng.

3.2.3.2. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro

Công tác thu hồi nợ XLRR đã được Chi nhánh đặc biệt quan tâm chú trọng trong thời gian qua. Song song với việc đẩy mạnh nguồn vốn huy động, tăng dư nợ, phát triển dịch vụ thì thu hồi nợ XLRR cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Năm 2013 với kế hoạch thu hồi nợ XLRR TW giao là 75,675 tỷ đồng, đây được xem là một nhiệm vụ tương đối nặng nề đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của ban xử lý nợ cũng như tập thể toàn chi nhánh. Qua thực tế công tác thu hồi nợ XLRR tại chi nhánh mấy năm qua cho thấy việc thu XLRR là việc rất khó khăn do các khách hàng có nợ XLRR hoặc đã dừng hoạt động hoặc đã phá sản hoặc chây ì trong việc trả nợ. Vì thế, trong

năm tới cần tiếp tục bám sát mọi nguồn thu khách hàng, tích cực đôn đốc và tìm mọi thông tin về khả năng trả nợ của khách hàng để đề ra phương án tiếp cận, xử lý cụ thể. Có sự phân công, phối hợp nhịp nhàng đến từng thành viên trong ban xử lý nợ, từng phòng ban có liên quan.

Thứ nhất: Đối với một số khách hàng có dư nợ lớn, quá trình xử lý thu hồi phức tạp như công ty TNHH Mai Động; Cty 89 - Bộ quốc phòng; Công ty Đồng tháp Chi nhánh cần thường xuyên bám sát tình hình hoạt động của đơn vị, tích cực trao đổi phối hợp với NHCT VN để có những biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

Thứ hai: Tập trung xử lý dứt điểm khoản nợ của công ty TNHH Trường Đức, hộ vay Nguyễn Đình Thành cũng như phân công, phân nhiệm tới từng cán bộ trong việc đôn đốc gắt gao, quyết liệt tới các hộ vay cá nhân thuộc địa bàn Ninh Hiệp, Đông anh, cố gắng thu được 30 - 40% tổng dư nợ của các thành phần này.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng tham định, tiếp tục công tác đào tạo cán bộ tín dụng, sàng lọc cán bộ có chất lượng bổ sung vào đội ngũ cán bộ tín dụng tại các phòng khách hàng, phòng giao dịch loại 1, phòng QLRR và nợ có vấn đề.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, cần lưu ú nhận dạng và phát hiện rủi ro tiềm ẩn như doanh nghiệp “ma”, hợp đồng “khống”, hồ sơ “dởm” nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay.

3.2.3.3. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Rủi ro xảy ra khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà không thu hồi được dẫn đến vốn bị ứ đọng không quay vòng. Nếu ngân hàng thực hiện tốt chính sách cho vay, kinh doanh có hiệu quả thì sẽ dẫn tới có nhiều khách hàng có quan hệ tốt với ngân hàng, uy tín của ngân hàng sẽ được nâng cao, tạo điều kiện huy động vốn dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

Để thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả, giảm tỷ lệ rủi ro, đảm bảo an toàn vốn tín dụng ngân hàng nên thực hiện các biện pháp sau:

- Thứ nhất: Trước khi cho vay phải thẩm định kỹ khách hàng, khách hàng phải có tài sản thế chấp, đủ tư cách pháp nhân, dự án đầu tư có tín nhiệm, làm ăn tốt, có quan hệ lâu dài với ngân hàng.

Trong quá trình thực hiện dự án cho vay các cán bộ tín dụng của ngân hàng phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn một cách nghiêm túc, trung thực, có nhận xét, kiến nghị lên giám đóc tránh tổn thất cho ngân hàng.

- Thứ hai: Ngân hàng nên giúp đỡ tìm đầu vào hoặc nơi tiêu thụ sản phẩm của khách hàng nhằm đạt hiệu quả cao, tạo uy tín và quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng.

- Thứ ba: Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền Quận, Huyện, Thành phố để quản lý tài sản thế chấp thường xuyên trao đổi cung cấp những thông tin về rủi ro tín dụng với trung tâm ngân hàng nhà nước.

- Thứ tư: Phát mại tài sản thế chấp chậm nhất 10 ngày sau khi bên vay không trả được nợ đến hạn. Ngân hàng lập hội đồng thanh lý tài sản bao gồm đại diện của ngân hàng, các cơ quan chức năng và có mặt của người sở hữu tài sản đó.

Một phần của tài liệu 0357 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại NH công thương chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w