Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển toàn diện vào bậc nhất trên thế giới và có vai trò ảnh hưởng, chi phối đến nền kinh tế thế giới. Phát triển ở rất nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tài chính - tiền tệ ngân hàng. Những bài học từ việc quản lý trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ ngân hàng:
- Đảm bảo năng lực tài chính: ngay từ khi thành lập các NHTM phải chấp hành nghiêm chỉnh theo luật định về đảm bảo năng lực tài chính, đảm bảo mức vốn tự có tối thiểu. Trong quá trình hoạt động các NHTM phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.
- Tạo môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng, chặt chẽ: đây là điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng được thực hiện hoạt động kinh doanh của mình một cách minh bạch đúng luật và được pháp luật bảo vệ.
- Tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro: để hạn chế rủi ro, các NHTM đã xây dựng một hệ thống thông tin quản lý tổng hợp và đầy đủ, cảnh bảo kịp thời và có biện pháp ngăn chặn những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
Sau đây là những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro ở những nội dung hoạt động chính của NHTM:
+ Phòng ngừa rủi ro thanh khoản: để đề phòng rủi ro thanh khoản các NHTM thường xuyên tính toán chính xác nhu cầu thanh khoản trong từng thời kỳ và từng thời điểm để thực hiện dự trữ phù hợp.
+ Phòng ngừa rủi ro về lãi suất: các NHTM thường sử dụng lãi suất thả nổi có điều chỉnh, luôn duy trì cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất, luôn đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào thực dương theo quy định của pháp luật.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: đưa ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm của mình vừa tăng sức cạnh tranh, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho ngân hàng.
1.5.4. Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Để các NHTM Việt Nam đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
+ Nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh cho các NHTM: nâng cao năng lực tài chính, tăng quy mô vốn tự có và đảm bảo cho các NHTM có đủ vốn tự có theo chuẩn mực quốc tế. Có chiến lược phát triển tạo nguồn vốn đủ mạnh phủ hợp với từng thời kỳ.
+ Nâng cao chất lượng sử dụng vốn: nâng cao chất lượng tín dụng vì thu nhập chính của các NHTM hiện nay là nguồn thu từ lãi cấp tín dụng do vậy việc đảm bảo chất lượng tín dụng là rất quan trọng và phải được quan tâm thường xuyên.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.
+ Bộ máy tổ chức của ngân hàng từ Trung ương đến địa phương phải được sắp xếp khoa học, gọn nhẹ, chặt chẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc.
+ Ngân hàng phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phù hợp và thường xuyên đặc biệt quan tâm đến đào tạo lực lượng quản lý, các chuyên gia có tay nghề cao, có chính sách khuyến khích đối với người lao động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã hoàn thành việc nghiên cứu:
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM.
- Làm rõ được nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn, đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tời hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn.
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ một số NHTM nước ngoài áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
•