Những vấn đề còn tồn tại và cần khắc phục

Một phần của tài liệu 0357 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại NH công thương chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 100)

Bên cạnh những mặt tích cực và thành công thì công tác huy động vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh trong những năm qua vẫn còn tồn tại những điểm chưa thực sự hợp lý làm cho công tác huy động vốn và sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn.

* về công tác huy động vốn

- Tốc độ tăng nguồn vốn khá cao qua các năm nhưng không đều, cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn rẻ còn nhỏ so với tổng nguồn vốn. Chi nhánh chưa tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn rẻ từ các ĐCTC trong nước như tiền gửi kho bạc nhà nước, BHXH, các tổ chức tín dụng khác... Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các ĐCTC trên tổng nguồn vốn dưới 5%, chỉ có năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 31% do NHTM CP Công Thương đã huy động được nguồn vốn từ nước ngoài.

- Tiền gửi từ dân cư là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao nhưng tại Chi nhánh thì chiếm tỷ trọng chưa cao.

- Tiền gửi KKH và ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nhưng tính ổn định không cao. Chi nhánh cần tăng tiền gửi trung và dài hạn.

- Mức độ tập trung nguồn vốn quá lớn ở một số khách hàng truyền thống làm giảm tính ổn định trong điều hành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh nhất là khi các khách hàng này có nhu cầu sử dụng vốn hoặc có thay đổi về chính sách quản lý dòng tiền.

- Các hình thức huy động vốn chưa phong phú, mới chỉ tập trung ở một số hình thức như nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu. Trong khi đó ngân hàng chưa tạo dựng nguồn vốn của mình bằng việc đi vay ngân hàng khác, vay các tổ chức tín dụng, nhằm tăng tổng nguồn vốn huy động đảm bảo nhu cầu vay vốn của các cá nhân, các tổ chức kinh tế để từ đó đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

* về công tác sử dụng vốn

- Quy mô sử dụng vốn còn thấp, cơ cấu cho vay còn chưa hợp lý cả về loại hình cho vay và đối tượng đầu tư, lượng khách hàng đặt quan hệ tín dụng còn hạn chế, cho vay chủ yếu là đối với khách hàng sẵn có, dư nợ cho vay chủ

yếu tập trung vào một số các Tập đoàn và công ty lớn, chưa thực sự chú trọng vào đầu tư cho vay hộ tư nhân, cá thể.

- Trong cơ cấu các khoản thu thì thu lãi tiền vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn cho thấy việc mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng phong phú.

- Trình độ cán bộ không đồng đều, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, chưa đi sâu tìm hiều và khai thác hết tiềm năng trên địa bàn, còn phụ thuộc nhiều vào lãnh đạo. Các phòng nghiệp vụ phồi hợp công tác chưa thực sự có hiệu quả.

- Hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay tuy có sự tăng trưởng tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao khi chi phí liên quan tới hoạt động huy động vốn và cho vay vẫn tăng trưởng mạnh hơn so với quy mô huy động vốn và cho vay của chi nhánh.

- Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong hạn mức cho phép nhưng nợ quá hạn, nợ xấu còn nhiều tiềm ẩn, có nguy cơ gia tăng nhất là trong năm 2013 khi dự báo nền kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng vỡ nợ của các doanh nghiệp, cá nhân có thể gia tăng. Cơ cấu nhóm nợ xấu có sự tăng trưởng ảnh hưởng lớn tới chi phí trích dự phòng rủi ro của chi nhánh và làm giảm lợi nhuận của chi nhánh năm 2013. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của chi nhánh vẫn tập trung ở một số khách hàng nên rủi ro tín dụng của chi nhánh có thể gặp phải là cao.

- Nợ tồn đọng từ những năm trước đã tìm được hướng giải quyết về cơ bản nhưng số nợ tồn đọng vẫn còn không nhỏ.

Một phần của tài liệu 0357 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại NH công thương chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w