Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 30)

6. Tên và kết cấu luận văn

1.2.3.2 Nhân tố khách quan

- Thị trường TTTD ngân hàng:

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đều phụ thuộc vào thị trường và phải tuân theo các quy luật của thị trường, đó là quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị. Các quy luật đó chi phối và quyết định đến sự tồn tại, phát triển của tất cả các lĩnh

vực trong nền kinh tế. Đối với hoạt động TTTD cũng phải tuân theo các quy luật này.

Thị trường TTTD là nơi giao dịch, trao đổi và mua-bán các loại TTTD giữa các NHTM trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

Thực chất thì thị trường TTTD ngân hàng là một thị trường không hoàn hảo, vì trong các chủ thể tham gia, có một số tổ chức không thực hiện kinh doanh TTTD như cơ quan TTTD công, thường trực thuộc NHTW, hoạt động vì mục đích bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống ngân hàng, có tính chất như bảo hộ cho kinh doanh ngân hàng, không nhằm kinh doanh, không vì mục tiêu lợi nhuận; hoặc các công ty TTTD cổ phần do các ngân hàng đứng ra kết hợp cùng thành lập cũng chủ yếu để có thông tin ngăn ngừa rủi ro, dù là công ty nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận, không nhằm mục đích kinh doanh. Tuy vậy, đến nay tất cả các cơ quan TTTD ngân hàng trên thế giới đều bán thông tin, gần như không còn tổ chức nào cho không thông tin. Các tổ chức TTTD công đang hoạt động như là DN công ích (hoặc đơn vị sự nghiệp như đối với VN) tự lo trang trải một phần chi phí, phần thiếu sẽ được cấp bù.

Một vấn đề nữa cũng làm cho thị trường TTTD ngân hàng không hoàn hảo, đó là tính bắt buộc hoặc các ngân hàng phải báo cáo và khai thác TTTD để phòng ngừa rủi ro đối với các tổ chức TTTD công, tức là pháp luật bắt buộc NHTM phải tham gia báo cáo cho hệ thống TTTD ngân hàng, hiện nay theo thống kê có khoảng 30 % nước trên thế giới có tổ chức TTTD công. Nhưng vấn đề bắt buộc này đến nay không còn quan trọng vì hầu hết các ngân hàng đều tự giác mua thông tin vì lợi ích trước hết của chính mình.

Thị trường TTTD ngân hàng có một số đặc điểm sau:

(i) Thị trường TTTD ngân hàng mang tính thương mại điện tử, chịu ảnh hưởng của mạng truyền thông, internet.

(ii) Thị trường TTTD ngân hàng không giới hạn trong một quốc gia, mà có tính liên kết trao đổi TTTD với toàn cầu.

(iii) Hàng hoá TTTD ngân hàng khác các hàng hoá vật chất khác là cùng một thông tin có thể bán cho nhiều người, bán nhiều lần, nếu càng được sử dụng nhiều thì giá trị sử dụng của thông tin càng cao.

Hiểu rõ hơn về thị trường TTTD ngân hàng sẽ giúp chúng ta có quan điểm, cách nhìn và đưa ra những giải pháp thực tế hơn cho phát triển thị trường, một nhân tố quan trọng cho phát triển hệ thống TTTD ngân hàng.

Thị trường TTTD ngân hàng của mỗi nước chủ yếu phụ thuộc quy mô các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác và quy mô tín dụng.

Một số đối tượng chính sử dụng TTTD ngân hàng như sau:

(1) NHTM và các tổ chức tài chính: đặc thù của NHTM là kinh doanh trong lĩnh vực phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất trong nền kinh tế, và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tuy có nhiều thuận lợi nhưng các NHTM cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguy cơ rủi ro ngày càng đa dạng. Vì vậy, TTTD ngân hàng ngày càng trở nên cấp thiết và là vấn đề sống còn của các NHTM. Các NHTM với tư cách là người cung cấp dữ liệu đầu vào chủ yếu lại vừa là người khai thác sử dụng thông tin đầu ra của hệ thống này.

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các công ty tài chính, công ty thuê mua tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ trợ cấp, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ hỗ trợ xuất khẩu... giữ vai trò chia sẻ thông tin, vừa là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu, vừa là người sử dụng thông tin.

(2) Các tổ chức khác: hiện nay, ngoài các tổ chức tài chính, ở nhiều nước còn cho phép các tổ chức khác được tham gia hệ thống TTTD như: các công ty điện thoại, công ty cho thuê, bán hàng trả chậm ...Các thành viên này cũng tham gia chia sẻ thông tin và được sử dụng TTTD để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi ro và bảo vệ người tiêu dùng.

(3) Ngân hàng Trung ương: cũng là người khai thác thông tin để phục vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và giám sát hoạt động của các NHTM.

(4) Đối với doanh nghiệp: thông tin XLTD tạo cho các chủ thể kinh doanh đánh giá được năng lực, khả năng kinh doanh của mình, của đối tác, qua đó lựa chọn được đối tác và phương án đầu tư phù hợp, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại nhiều lợi nhuận cho DN. Vì lẽ đó, DN cũng chính là khách hàng tham gia trên thị trường TTTD ngân hàng.

* Giá cả của hàng hoá TTTD

Có nhiều cách để tính giá trị hàng hoá thông tin. Thường giá thành thông tin được tính bằng tổng các khoản chi phí tạo ra thông tin, gồm chi phí hệ thống máy tính; mạng truyền tin; xây dựng các phần mềm khai thác sử dụng; phần mềm bảo mật thông tin; thu thập dữ liệu đầu vào; xử lý, phân tích thông tin; nhân công; văn phòng...Theo cách tính khác, thông tin phục vụ cho việc ra quyết định, vậy phải xem xét thông qua việc thông tin đó đóng góp như thế nào với quyết định đó và kết quả ứng xử của tổ chức sau khi thực hiện quyết định. Theo cách này, giá trị của thông tin thể hiện bằng tiền của tập hợp những rủi ro mà tổ chức tránh được và những cơ hội thuận lợi mà tổ chức có được nhờ có thông tin. Giá cả của thông tin cũng như của bất cứ hàng hoá nào khác trong nền kinh tế thị trường đều được hình thành từ sự cọ xát của cung- cầu trên thị trường và do thị trường quyết định.

Việc quyết định giá TTTD rất quan trọng, nhất là trong điều kiện độc quyền thông tin (nếu chỉ có một cơ quan TTTD như VN hiện nay). Mối quan hệ giữa giá cả và tiêu dùng sẽ tác động đến lợi ích chung toàn xã hội, nếu giá thấp thì tiêu dùng cao, nếu giá cao sẽ hạn chế tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là mục tiêu của TTTD ngân hàng chính là phòng ngừa rủi ro, an toàn hệ thống tài chính, vì vậy phải khuyến khích tiêu dùng.

* Kinh doanh TTTD hiện nay

Kinh doanh TTTD thực sự là kinh doanh mang lại lợi nhuận cao trước hết cho chính công ty đó và sau đó mang lại lợi ích cho các ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Thu nhập của các công ty TTTD tư nhân được sinh ra từ nhiều phía. Từ năm 1841 đến năm 1970 nguồn thu nhập chính

là từ bán báo cáo thông tin. Các nhà đầu tư và những người khác sử dụng báo cáo đó phải trả phí. Từ năm 1970 đã có sự thay đổi, thêm một phần thu nhập từ các DN hoạt động tốt chủ động đưa thông tin của mình để quảng cáo, xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín để thu hút vốn đầu tư từ những người cho vay. Tuy nhiên thu nhập chính vẫn là từ các ngân hàng. Ngân hàng trả cho công TTTD các loại phí thường niên, phí mua tin từng lần như là một hình thức chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, mà ngân hàng và cơ quan TTTD đã thoả thuận để đi chuyên sâu, chuyên môn hoá từng mảng công việc trong hoạt động tín dụng. Vì thế chi phí mua thông tin của các ngân hàng được coi như một phần quan trọng trong cấu thành giá thành tín dụng. Do chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, mà nói chung trên thế giới thì lợi nhuận của hoạt động tín dụng thường rất cao, nên việc kinh doanh TTTD ngân hàng diễn ra rất mạnh mẽ ở các nước. Tuy nhiên ở VN, trong giá thành tín dụng thì chi phí thông tin mới chiếm một phần rất nhỏ.

- Các văn bản pháp luật:

Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TTTD có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến hiệu quả hoạt động TTTD. Một hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, đầy đủ thống nhất và ổn định sẽ nâng cao ý thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hệ thống TTTD. Các TCTD sẽ phải chấp hành nghiêm túc hơn chế độ báo cáo TTTD về cơ quan TTTD. Có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các TCTD không thực hiện đúng quy định và các văn bản hướng dẫn. Nâng cao ý thức của các chủ thể tham gia vào hệ thống TTTD giúp cho hoạt động TTTD sẽ được thực hiện tốt và theo một quy chuẩn. Ngược lại, các văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, các quy định chồng chéo có thể gây khó khăn cho hoạt động TTTD hoặc các quy định thiếu chặt chẽ có thể tạo ra kẽ hở để các chủ thể tham gia luồn lách, trốn nghĩa vụ báo cáo TTTD.

- Hội nhập, hợp tác quốc tế:

Trong thời kỳ bước vào nền kinh tế tri thức, tham gia vào siêu xa lộ thông tin trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế ngày nay thì một nhân tố

không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế nói chung và cũng như đối với lĩnh vực TTTD ngân hàng nói riêng, đó là hợp tác quốc tế, liên kết quốc tế về thông tin. Chính việc nối mạng quốc tế và trong nước theo xu thế “siêu xa lộ thông tin” đã góp phần rất lớn trong việc tập hợp, khai thác sử dụng tài nguyên về lao động, vốn và trí thức của nhân loại cho sự phát triển nền kinh tế thế giới trong thập kỷ vừa qua. Thực tế đối với hoạt động TTTD ngân hàng cũng vậy, thời gian qua thông qua chính sách mở cửa của Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp thông qua viện trợ, đầu tư, hợp tác quốc tế của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IFC, IMF, ADB, JBIC, và NHTW của nhiều nước như Nhật, Pháp, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore,...cung nhiều NHTM lớn trên thế giới, nhiều công ty TTTD lớn trên thế giới nên hoạt động TTTD của CIC đã có những bước phát triển nhảy vọt. Vì thế, trong các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động TTTD, cần tiếp tục coi đây là một nhân tố rất quan trọng để góp phần cho hoạt động TTTD của CIC tiếp tục phát triển đạt trình độ ngang tầm khu vực, dần hội nhập và liên kết chung được với mạng lưới TTTD toàn cầu.

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w