Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống TTTD Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 88)

6. Tên và kết cấu luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống TTTD Ngân hàng Việt Nam

hàng Việt Nam.

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động đối với các chủ thể trong hệ thống TTTD ngân hàng Việt nam.

* Đối với Trung tâm TTTD ngân hàng Việt nam

- Cơ cấu bộ máy tổ chức của CIC trong thời gian qua tương đối phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động TTTD. Hiện nay, CIC được bố trí thành 9 phòng ban, mỗi phòng ban đều có quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tuy nhiên, trong giai đoạn tới, để đáp ứng sự phát triển lớn mạnh của CIC, CIC cần nhanh chóng:

- Mở thêm chi nhánh phía nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh: Điều này là rất cần thiết, vừa để chia sẻ hoạt động, hỗ trợ trực tiếp số lượng lớn đơn vị sử dụng thông tin ở các tỉnh phía nam, mở rộng khả năng cạnh tranh dịch vụ cung cấp thông tin của CIC hiện nay, đồng thời xử lý phương án lưu trữ dữ liệu TTTD dự phòng tức thời, đáp ứng yêu cầu truy cập trực tuyến hệ thống CIC của các TCTD.

- Các văn phòng giao dịch tự động theo phương thức điện tử được mở rộng là cánh tay kéo dài trực tiếp của CIC. Căn cứ vào nhu cầu thực tế và tùy thuộc quy mô tại một số thành phố lớn, có nhiều người sử dụng để thực hiện.

- Thành lập Công ty Cổ phần xếp hạng tín nhiệm DN VN.

- Hiện nay, nghiệp vụ xếp hạng DN tại CIC hiện nay được tổ chức với mô hình là một phòng nghiệp vụ. Mô hình tổ chức này còn bất cập, chưa tương xứng với vai trò, tầm quan trọng và việc ngày càng mở rộng của nghiệp vụ này. Trong thực tế, việc xếp hạng DN của CIC đã tạo được một vị thế tốt, nhận

thức về tầm quan trọng của việc xếp hạng DN ngày càng trở nên rõ nét, thể hiện qua nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này ngày càng tăng. Thông qua việc đáp ứng nhu cầu hỏi tin từ các TCTD và các đơn vị khác, CIC nhận thấy việc xếp hạng DN có tiềm năng lớn, không chỉ dừng lại ở đánh giá DN dưới giác độ là đơn vị quản lý việc cho vay vốn của các TCTD mà còn phát triển hơn nữa để thực hiện đánh giá cổ phiếu, trái phiếu của các DN được phép phát hành cổ phiếu trên thị trường, đánh giá về tiềm lực tài chính cũng như khả năng thanh khoản của các cổ phiếu, trái phiếu này. Đây sẽ là nguồn thông tin tốt để các đơn vị quản lý nhà nước, các DN, các nhà đầu tư tham khảo phục vụ cho việc kinh doanh có hiệu quả.

- Để thực hiện tốt công việc này, cần hình thành Công ty xếp hạng tín nhiệm DN VN, trên cơ sở từ phòng xếp hạng tín dụng của CIC, với sự tham gia của các đối tác trong nước và nước ngoài, dịch vụ cung cấp thông tin về xếp hạng tín nhiệm DN VN sẽ đa dạng hơn và mang tính chuyên nghiệp hơn.

* Đối với các Tổ chức tín dụng

Các bộ phận TTTD của các TCTD trong hệ thống TTTD ngân hàng VN có vai trò rất quan trọng, là cơ sở và nền móng của cả hệ thống, nếu các bộ phận này hoạt động không tốt, không có sự phối hợp chặt chẽ với CIC thì hoạt động chung của cả hệ thống sẽ bị giảm hiệu lực, kém hiệu quả. Vì thế để hoàn thiện và phát triển hệ thống TTTD ngân hàng VN thì ngoài giải pháp về phía CIC, cần phải cải tiến đồng bộ với các TCTD. Các TCTD phải tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hoạt động Thông tin tín dụng tới các sở giao dịch, chi nhánh, các đơn vị trực thuộc.Tập hợp, kiểm soát các thông tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với đơn vị mình từ các sở giao dịch, chi nhánh, đơn vị trực thuộc và báo cáo đầy đủ, trung thực, đúng thời hạn cho CIC. Chịu trách nhiệm về thông tin đã báo cáo cho CIC. Xây dựng quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ, bảo mật, hệ thống mã số khách hàng, tuân thủ các chuẩn chung liên quan đến hoạt động Thông tin tín dụng do Trung tâm Thông tin tín dụng hướng dẫn để thực hiện thống nhất, an toàn.

Khai thác, sử dụng Thông tin tín dụng. Phối hợp với CIC để đào tạo, hướng dẫn cán bộ làm nghiệp vụ Thông tin tín dụng và tổ chức làm trung gian dịch vụ Thông tin tín dụng cho CIC khi có nhu cầu.

* Đối với các chi nhánh NHNN

Bộ phận TTTD tại chi nhánh NHNN là đặc điểm riêng có của Việt nam, cần phải tận dụng đặc điểm này. Chi nhánh NHNN có thể tận dụng ưu thế của mình để thu thập thông tin về DN từ các cơ quan quản lý trên địa bàn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện TTTD của các TCTD trên địa bàn. Trong điều kiện của Việt nam hiện tại thì việc kiểm tra trực tiếp tỏ ra rất có hiệu quả. Chính vì vậy chi nhánh NHNN cần phải bố trí tổ chức, nhân sự và các điều kiện liên quan để thực hiện nghiệp vụ TTTD tại chi nhánh. Phối hợp với CIC để đôn đốc, kiểm tra các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn thực hiện. Khai thác, sử dụng TTTD để phục vụ nhiệm vụ quản lý và cung cấp cho các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là đối với các TCTD vi mô như quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, không có điều kiện truy cập WebCIC thì việc hỏi tin qua chi nhánh NHNN là phù hợp và giảm chi phí hỏi tin.

* Đối với Các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

Phát triển một Hệ thống Thông tin tín dụng có hiệu quả, không phải là nhiệm vụ chỉ có CIC thực hiện. Nó còn yêu cầu việc tập trung có hiệu lực từ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các TCTD. Như vậy, mới đảm bảo cho CIC truy cập vào các cơ sở dữ liệu các Bộ, Ngành khác hoặc cung cấp phần mềm cho các TCTD nhỏ sẽ là nhu cầu hợp tác mở rộng giữa tất cả các tổ chức liên quan. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc chấp hành các quy định liên quan. Các đơn vị liên quan khác phối hợp với CIC triển khai thực hiện hoạt động Thông tin tín dụng; cung cấp các thông tin theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho Trung tâm Thông tin tín dụng để xây dựng kho dữ liệu và bảo mật thông tin theo quy định. Thực hiện đúng quyền khai thác và sử dụng Thông tin tín dụng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

* Đối với các tổ chức khác

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w