Thời kỳ hình thành Trung tâm độc lập đến nay

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 40)

6. Tên và kết cấu luận văn

2.1.1.4. Thời kỳ hình thành Trung tâm độc lập đến nay

Thực hiện Nghị định 88/1998/NĐ-CP ngày 2/11/1998 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của NHNN, ngày 27/2/1999 Thống đốc ký Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 thành lập Trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN, trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc Vụ Tín dụng. Đồng thời Thống đốc đã ký Quyết định số 162/1999/QĐ-NHNN9 ngày 8/5/1999 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động

của Trung tâm Thông tin tín dụng. Theo Quy chế này, CIC là một đơn vị sự nghiệp, có chức năng thu nhận, phân tích, dự báo và cung cấp thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng cho NHNN và các TCTD.

Trung tâm Thông tin tín dụng là cơ quan đầu mối kết nối thông tin hai chiều với tất cả các TCTD, chi nhánh TCTD chi nhánh NHNN thông qua trang Web-CIC và mạng nội bộ TTTD.

Chi nhánh TCTD, TCTD vừa là nguồn cung cấp thông tin đầu vào, vừa là người khai thác sử dụng thông tin chủ yếu của CIC. Chi nhánh TCTD có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Hội sở chính (hoặc chi nhánh NHNN trên địa bàn). TCTD (hoặc chi nhánh NHNN) tập hợp thông tin và truyền về Trung tâm Thông tin tín dụng.

Ngày 31/12/2008 Thống đốc NHNN ký Quyết định số 3289/QĐ-NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin tín dụng. Theo Quyết định này, CIC là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định của Nhà nước và của pháp luật.

Vài nét đặc trưng của hoạt động TTTD thời kỳ này là:

Một là, về quy trình thu thập thông tin có sự thay đổi căn bản: Từ việc thu thập qua các chi nhánh NHNN, hội sở chính TCTD chỉ có vai trò đôn đốc, không chịu trách nhiệm về việc báo cáo cũng như khai thác thông tin tín dụng của các chi nhánh chuyển sang báo cáo thông qua Hội sở chính. Theo Quyết định 415, Hội sở chính TCTD có trách nhiệm tổ chức một đầu mối tập trung, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, đôn đôc, kiểm tra hoạt động thông tin tín dụng tới các sở giao dịch, chi nhánh, các đơn vị trực thuộc và phải tập hợp báo cáo thông tin từ các chi nhánh, đơn vị trực thuộc trong hệ thống để báo cáo về CIC. Tổng giám đốc TCTD phải chịu trách nhiệm về tính kịp thời, đầy đủ, chính xác của thông tin do mình cung cấp cho NHNN. Chính quy định này đã

bắt buộc các TCTD phải vào cuộc, coi hoạt động thông tin tín dụng là nhiệm vụ của mình, không ỷ lại vào các chi nhánh NHNN như trước. Đây cũng là một động lực thúc đẩy hoạt động thông tin tín dụng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này.

Hai là, sau khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, rút kinh nghiệm của các nước, không còn hình thức tự nguyện tham gia chia sẻ thông tin mà các TCTD bắt buộc phải thực hiện thông tin tín dụng, phải tham gia chia sẻ thông tin vì mục tiêu an toàn hệ thống, và phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Chính điều này đã làm cho hệ thống chia sẻ thông tin thực sự trở nên hữu hiệu vì có sự tham gia của toàn bộ các TCTD. Trước đây do dấu thông tin, do không tin tưởng vào hệ thống chia sẻ thông tin của NHNN nên một số TCTD, trong đó có phần lớn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã không tham gia thành viên.

Ba là, về nội dung thông tin đã thu thập cả thông tin trắng và thông tin đen, đã thu thập cả thông tin về tư nhân, cá thể có quan hệ tín dụng với mức dư nợ từ 1 triệu VND. Đây là một bước mở rộng quan trọng, theo thông lệ của các tổ chức đăng ký tín dụng trên thế giới (Credit Registy Agency). Do mở rộng đối tượng thu thập nên khối lượng thông tin đã tăng lên một cách nhanh chóng, các thông tin về cá nhân đã giúp ích rất nhiều cho các chi nhánh TCTD, vì đây là các chi nhánh nhỏ lẻ trải khắp các địa bàn thị trấn, thị xã, quy mô nhỏ, khách hàng chủ yếu là tư nhân, cá thể, nhưng trước năm 1999 thì hầu như các chi nhánh này không được hưởng lợi ích từ hệ thống thông tin tín dụng. Do đem đến lợi ích cho các chi nhánh TCTD và các TCTD vi mô (loại hình này lại có số lượng rất lớn, gần 1.500 chi nhánh của 76 TCTD đã được cấp mã số để tham gia hoạt động thông tin tín dụng) do vậy, các chi nhánh đã chuyển đổi nhận thức và thực hiện tốt hơn việc báo cáo thông tin, đã từng bước nâng cao chất lượng thông tin đầu vào.

Bốn là, đã mạnh dạn đổi mới công nghệ, từ chỗ tại CIC chỉ có 1 máy chủ rất bé, dung lượng 1GB, với chương trình phần mềm chạy trên môi trường Foxpro đã được nâng cấp trang bị một hệ thống máy chủ hiện đại, với chương

trình phần mềm hiện đại và thông tin được báo cáo, truy cập khai thác trên Internet đã tạo một bước ngoặt lớn cho hoạt động thông tin tín dụng. Do việc báo cáo, khai thác thông tin thuận lợi, chính xác, an toàn và đặc biệt là với chi phí thấp do thực hiện qua mạng Internet đã góp phần thúc đẩy hoạt động thông tin tín dụng mạnh mẽ và tiếp cận dần với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w