Thời kỳ mở rộng nghiệp vụ (1995-1999)

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 37)

6. Tên và kết cấu luận văn

2.1.1.3. Thời kỳ mở rộng nghiệp vụ (1995-1999)

Thời kỳ này được đánh dấu bởi Quyết định số 120/QĐ-NH14 Ngày 24/04/1995 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của

Trung tâm Thông tin tín dụng. Kể từ đây Trung tâm Thông tin phòng ngừa rủi ro được đổi thành Trung tâm Thông tin tín dụng ( tên tiếng Anh là Credit information center), gọi tắt là CIC, trưc thuộc Vụ Tín dụng. Theo Quy chế 120, quan hệ giữa CIC và NHTM là bình đẳng trên cơ sở các NHTM tự nguyện tham gia thành viên CIC. Nghiệp vụ TTTD được mở rộng thu thập thông tin kinh tế, thương mại và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, mở rộng quan hệ thông tin với các cơ quan ngoài ngành và các cơ quan thông tin tín dụng quốc tế.

Thời kỳ này, hoạt động TTTD được tổ chức theo một hệ thống dọc từ NHNN TW đến toàn bộ các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và các TCTD trong cả nước. Đến cuối năm 1996 toàn bộ các chi nhánh NHNN đã thành lập Trung tâm, bộ phận nghiệp vụ thực hiện Thông tin tín dụng. Tại các NHTM NN, các NHTM cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện TTTD.

Vài nét đặc trưng cơ bản của TTTD trước năm 1999:

Về bối cảnh nền kinh tế, đây là thời kỳ đổi mới, cải cách nền kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, bước vào hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Trong đó, hoạt động ngân hàng cũng được đổi mới, chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang 2 cấp gồm Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính,... được hình thành chủ yếu tại thời kỳ này. Các ngân hàng thương mại Việt Nam mới hình thành, đi vào kinh doanh trong kinh tế thị trường còn bỡ ngỡ, vấp váp, rủi ro phải trả giá như là những khoản học phí.

Từ đó, hoạt động TTTD cũng trải qua thời kỳ học hỏi, nghiên cứu, tìm bước đi thích hợp để phục vụ nhu cầu của hoạt động tín dụng và nhu cầu của công tác quản lý của NHNN.

Đây cũng là thời kỳ Trung tâm TTTD trực thuộc Vụ Tín dụng. Từ bước khởi đầu, sau 7 năm hoạt động, nghiệp vụ TTTD trong ngành ngân hàng được đẩy mạnh và đi vào hoạt động tương đối ổn định với hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý đã tương đối hoàn thiện. Với những đặc trưng cơ bản là:

Một là, TTTD được tổ chức theo hệ thống dọc từ TW đến 61 chi nhánh NHNN. Tại NHNN TW có CIC TW, tại các chi nhánh NHNN có Trung tâm, bộ phận CIC. Các NHTM tham gia vào hệ thống một cách tự nguyện, quan hệ bình đẳng.

Hai là, việc thu thập thông tin được tiến hành từ các chi nhánh NHTM theo qui trình là: Chi nhánh NHTM báo cáo thông tin qua chi nhánh NHNN trên địa bàn, chi nhánh NHNN thu thập và truyền về CIC TW. Hội sở chính NHTM chỉ có vai trò đôn đốc, nhắc nhở, không chịu trách nhiệm trong việc các chi nhánh của mình báo cáo thông tin cho CIC.

Ba là, việc thu thập thông tin chỉ tiến hành đối với khách hàng là doanh nghiệp, còn không thu thập thông tin về khách hàng là tư nhân, cá thể, dù có dư nợ lớn.

Bốn là, chương trình phần mềm TTTD do NHNN xây dựng và sử dụng thống nhất từ các chi nhánh NHNN đến các NHTM và chi nhánh NHTM. Chương trình xây dựng trên môi trường FOXPRO, hơi thiên về báo cáo thông tin hơn là cung cấp thông tin và có tính áp đặt bắt buộc.

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w