6. Tên và kết cấu luận văn
3.1. Yêu cầu phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống TTTD Ngân hàng Việt Nam
TTTD Ngân hàng Việt Nam.
3.1.1. Yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và ngành ngân hàng.
- về chiến lược Đảng đã nêu rõ :" Phát triển kinh tế, Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức". (Trang 25, Văn kiện Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thức IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia)
- Đối với ngân hàng: "Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng. ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng thuận lợi và thông thoáng đến mọi doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và đời sống, chú trọng khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Giải quyết nợ tồn đọng đi đôi với tăng cường những định chế pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay. Tăng cường năng lực tự kiểm tra của các tổ chức tín dụng và công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, không để xẩy ra đổ vỡ tín
dụng". (Trang 197-198, Văn kiện Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thức IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia).
- Các Đại hội VII, VIII, IX, X. và đặc biệt là đến Đại hội XI của Đảng, một lần nữa Đảng ta khẳng định tính nhất quán trong định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vững những vị trí then chốt; đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.