Thời kỳ triển khai thí điểm (1991-1993)

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 35)

6. Tên và kết cấu luận văn

2.1.1.1. Thời kỳ triển khai thí điểm (1991-1993)

Từ cuối những năm 1980, cùng với sự đổi mới của đất nước, Hệ thống Ngân hàng Việt nam đã thực hiện công cuộc đổi mới tương đối toàn diện, chuyển từ ngân hàng 1 cấp thành ngân hàng 2 cấp, hình thành các NHTM kinh doanh tiền tệ, tín dụng trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động TTTD đối với nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động tín dụng, ngân hàng nói riêng, đồng thời để có thông tin góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo các Vụ liên quan nghiên cứu và triển khai thí điểm hoạt động TTTD.

Triển khai về tổ chức, Trung tâm phòng ngừa và giám sát rủi ro tại chi nhánh NHNN Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị được thành lập đầu tiên vào tháng 10/1991; Tiếp theo, tháng 9/1992 Thống đốc NHNN ký Quyết định thành lập phòng Thông tin phòng ngừa rủi ro thuộc Vụ Tín dụng; Tháng 10/1992 thành lập Trung tâm Phân tích kinh tế và giám sát rủi ro tại chi nhánh NHNN Hà Nội. Đầu năm 1993 tiếp tục thành lập 10 bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro trực thuộc phòng Tổng hợp của chi nhánh NHNN: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Hưng, Vĩnh Phú, Hà Nam, Thanh Hoá, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sông Bé, Long An.

Đây là bước khởi đầu cho hoạt động TTTD của Ngân hàng Việt Nam. Qua 2 năm nghiên cứu, thí điểm đã đúc rút được một số kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

2.1.1.2. Thời kỳ triển khai nhân rộng(1993-1995).

Từ năm 1993, hoạt động TTTD đã được triển khai đến tất cả các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trong cả nước, đồng thời tuyên truyền, vận động các TCTD thực hiện. Ngày 24/7/1993 Thống đốc NHNN ký Quyết định số 140/QĐ-NH14 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro. Đây là văn bản đầu tiên tạo hành lang pháp lý cho hoạt động TTTD trong ngành ngân hàng.

Thời kỳ này, NHNN đã xây dựng được mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro (viết tắt là TPR). Hệ thống bao gồm Trung tâm TPR TW, Trung tâm TPR của chi nhánh NHNN Hà nội, TP Hồ Chí Minh và bộ phận TPR ở các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, đồng thời tiến hành đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và kỹ thuật tin học cho các cán bộ vận hành trong hệ thống TPR; xây dựng các chỉ tiêu thu thập và cung cấp thông tin tín dụng; xây dựng hệ thống mã số doanh nghiệp, mã số TCTD, mã số địa phương theo địa giới hành chính...và phối hợp với Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng để xây dựng chương trình phần mềm TPR phục vụ việc thu thập và cung cấp thông tin từ các chi nhánh TCTD, TCTD về chi nhánh NHNN và về Ngân hàng TW.

Đến cuối tháng 6/1995, TPR TW đã thu thập, lưu trữ và cấp mã số cho 14.233 hồ sơ doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại các NHTM. Một số kết quả chính là: thu thập được 9.900 hồ sơ doanh nghiệp có mức dư nợ 20 triệu đồng trở lên, với tổng dư nợ 10.950 tỷ đồng và 594,8 triệu USD, trong đó nợ quá hạn là 604 tỷ và 17 triệu USD; 393 doanh nghiệp nợ quá hạn lớn hơn 100 triệu đồng; 1.329 doanh nghiệp quan hệ từ 2 TCTD trở lên; và 199 doanh nghiệp dư nợ trên 10 tỷ đồng.

Một số kết quả đạt được của quá trình triển khai nhân rộng:

- Triển khai công tác TTTD đến 53/53 chi nhánh NHNN, đến hầu hết các tổ chức tín dụng, bao gồm các NHTM quốc doanh, NHTM CP, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, có một

số ngân hàng đã thành lập phòng chuyên trách làm công tác thông tin phòng ngừa rủi ro như: Ngân hàng Ngoại thương VN, Ngân hàng Công thương VN, Ngân hàng Nông nghiệp VN, Ngân hàng đầu tư và phát triển VN, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương.

- Ban hành các văn bản chế độ có liên quan đến hoạt động TTTD và quy trình nghiệp vụ thu thập thông tin, truyền dẫn, cung cấp thông tin để hoạt động đi vào nề nếp, đồng bộ và khoa học.

- Mở rộng nội dung hoạt động TTTD, không chỉ thu thập các thông tin về doanh nghiệp mà còn thu thập thông tin kinh tế, thương mại và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng. Đặc biệt đã chú trọng đến thông tin các doanh nghiệp lớn của Việt Nam (như các Tổng công ty thành lập theo Nghị định 90 và 91), các doanh nghiệp có dư nợ vay lớn tại các NHTM (có dư nợ trên 10 tỷ VND), các doanh nghiệp có quan hệ đồng thời với nhiều NHTM, trên nhiều địa bàn khác nhau, các doanh nghiệp đang có nợ quá hạn lớn.

- Nghiên cứu đưa vào áp dụng thử phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp;

- Xúc tiến thiết lập mối quan hệ thu thập thông tin ra ngoài ngành như: các cơ quan Nhà nước quản lý doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Cục quản lý doanh nghiệp...), các cơ quan nội chính, các cơ quan thông tin báo chí...

- Xúc tiến quan hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài để thu thập thông tin về các tổ chức nước ngoài muốn đầu tư hoặc quan hệ làm ăn với Việt Nam.

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w