6. Tên và kết cấu luận văn
2.2.2.1. Dự báo về sự phát triển Kinh tế-Xã hội và nhu cầu vốn cho nền
nền kinh tế.
Một ưu điểm, hiệu quả đầu tiên do hoạt động của hệ thống TTTD mang lại đó là góp phần dự báo về sự phát triển Kinh tế - Xã hội và dự báo nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Trong 20 năm đổi mới kinh tế, GDP của Việt Nam đã tăng liên tục, giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP là 7.5%. Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng GDP hàng năm đều tăng ở mức năm sau cao hơn năm trước (năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7%, năm 2003 tăng 7,3%, năm 2004 tăng 7,7%, năm 2005 tăng 8,4%, năm 2006 tăng 8,17%), giai đoạn 2006-2010 mức tăng chung là 5,4%. Cùng với đó, hoạt động tín dụng đã có nhiều tiến bộ, các ngân hàng đã không ngừng mở rộng đối tượng phục vụ, không phân biệt thành phần kinh tế. Dư nợ tín dụng không ngừng tăng cao, đạt mức tăng bình quân 21% / năm trong suốt gần 10 năm qua. Số lượng khách hàng vay vốn của các TCTD không ngừng tăng cao cho thấy dấu hiệu khả quan về sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng. Đến T6/2011, tổng số khách hàng vay vốn được lưu trữ cập nhật tại CIC là 20,6 triệu khách hàng. Nhu cầu vốn của các daonh nghiệp cũng tăng không ngừng thể hiện qua số lượng báo cáo xêp hạng tín dụng hàng năm của CIC là khoảng hơn 10.000 bản tin xếp hạng mỗi năm. Bên cạnh đó, thông tin về thẻ tín dụng cũng rất được quan tâm, số liệu chủ thẻ hiện tại là khoảng 246.557 với tổng mức dư nợ là 2.513 tỷ đồng, báo cáo thông tin thẻ tín dụng cung cấp cho các TCTD trong vòng 3 tháng gần nhất đạt trên 9000 bản. Điều đó cũng là một dấu hiệu tốt về sự phát triển kinh tế chung va nhu cầu vốn toàn diện của nền kinh tế.