6. Tên và kết cấu luận văn
2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của hệ thống thôngtin tín dụng ngân hàng trong thờ
dụng ngân hàng trong thời gian qua
2.3.1 Kết quả đạt được
Việc hình thành hệ thống TTTD ngân hàng VN là một bước đi tất yếu phù hợp với tiến trình phát triển của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Với nòng cốt hệ thống là CIC của NHNN, CIC được WB đánh giá là một tổ chức TTTD công hoạt động hiệu quả ở khu vực Châu Á. Hệ thống TTTD ngân hàng VN sẵn có tất cả các ưu điểm chung giống như các PRC khác, ngoài ra nó còn có những ưu điểm riêng có như: (i) phù hợp với xu thế và thông lệ chung quốc tế trong hoạt động TTTD; (ii) là một hệ thống của ngân hàng nên hiệu lực pháp lý trong ngành cao trong việc báo cáo và khai thác sử dụng thông tin; (iii) do là hệ thống riêng của ngành ngân hàng, có tính bảo mật cao nên trong những trường hợp cần thiết NHNN có thể sử dụng công cụ này để thực hiện những cuộc điều tra khảo sát hoặc thực hiện những nhiệm vụ khác như: thu thập báo cáo những khoản vay vượt quá 5%, 15% vốn tự có của từng TCTD giúp Thanh tra NHNN; thu thập, lưu trữ, thông báo việc phát hành séc quá số dư, séc giả, séc khống...; thu thập điều tra thông tin về DN nước ngoài phục vụ cho việc quản lý nhà nước; điều tra đột xuất về rủi ro tín dụng; khảo sát thông tin về các DN lớn của VN.
* Một số nét về kết quả đã đạt được: a, Tại CIC
- về thu thập thông tin:
+ Đã thiết lập được hệ thống thông tin ngày càng mở rộng với đầu mối là CIC, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các TCTD. Hệ thống TTTD đến nay đã có 127 TCTD tham gia báo cáo với 20.6 triệu hồ sơ khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại các TCTD và tổng dư nợ trong kho CIC đạt trên 1748 nghìn tỷ VNĐ, 26.5 tỷ USD.
Biểu đồ 2.3: Số lượng các TCTD và số lượng các TCTD tham gia báo cáo qua các năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 6/201 1 Số bản BCTC 9.45 1 11.31 7 13.50 3 34.431 60.245 78.068 35.000 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 1 9 19 155 75 30 + về thẻ tín dụng: Tính đến tháng 6/2011, CIC đã đôn đốc 15 TCTD có phát hành thẻ gửi báo cáo về CIC, hiện tại tổng số hồ sơ chủ thẻ thu thập được là 246 577 hồ sơ với tổng dư nợ là 2513 tỷ đồng.
+ về thông tin tài chính: CIC đã thu thập được khoảng 240 000 bản báo cáo tài chính doanh nghiệp.
1 Báo cáo QHTD cung cấp
cho TCTD 54.075 775.188 41%
Tỷ lệ % có thông tin 76% 78%
2 Báo cáo tài sản đảm bảo 17.84
0
29.203 64%
“Nguồn: Báo cáo CIC qua các năm”
Biểu đồ 2.4: Báo cáo tài chính qua các năm
- về cung cap thông tin:
+ Báo cáo quan hệ tín dụng: năm 2010, tổng số bản tin quan hệ tín dụng của CIC là 775188 bản, tăng 41% so với năm 2009. Bình quân mỗi ngày CIC cung cấp trên 4000 báo cáo thông tin về quan hệ khách hàng có quan hệ tín dụng của khách hàng cho các TCTD; trong đó số bản tin khách hàng có quan hệ tín dụng luôn đạt tỉ trọng cao ( khoảng 78%); TP HCM và Hà Nội vẫn là những khu vực tra cứu thông tin nhiều nhất, chiếm 30% và 13.5% trong tổng
63
số bản tin trả lời quan hệ tín dụng khách hàng. Năm 2011, tính đến 30/6 CIC đã cung cấp được 1.281.323 bản trả lời tin.
+ xếp hạng tín dụng: Năm 2010, CIC đã cải tiến lại phương pháp, mẫu sản phẩm XHTD, ra đời nhiều sản phẩm mới về XHTD, kết quả trong năm 2010 CIC đã cung cấp ra 12.723 XHTD cho các đơn vị. Đồng thời, hàng năm CIC cũng đều đặn phát hành các ấn phẩm tổng hợp “xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán” và ấn phẩm tổn hợp theo ngành.
+ Năm 2010, số bản tin giấy đã phát hành là 104.707 cuốn, tăng 8.3% so với năm 2009. Hiện tại, CIC đã cho ra mắt bọ sản phẩm cảnh báo điện tử và website cảnh báo tín dụng.
+ Dịch vụ về các loại sản phẩm khác cũng có sự tăng trưởng mạnh như báo cáo tài sản đảm bảo tiền vay tăng 64%.
+ Báo cáo thông tin chủ thẻ tín dụng và báo cáo chấm điểm tín dụng thể nhân mới chính thức ra đời vòa tháng 3 năm 2011 nhưng cũng đã đạt được các kết quả khả quan. Tổng số bản tin về chủ thẻ tín dụng tính đến T6/2011 là 12.000 bản, báo cáo chám điểm tín dụng thể nhân là 550 bản.
+ Đối tượng sử dụng TTTD ngày càng được mở rộng. Cho đến nay, CIC đã cấp quyền khai thác TTTD điện tử cho 14.879 người sử dụng trên toàn quốc.
4 4
Báo cáo thông tin các DN Việt Nam cho đối tác
3.84
8 4.137
7,5 % 5 Báo cáo thông tin về các
DN nước ngoài 96 47 -51%
6 Bản tin TTTD 96.208 104.707 8,3
%
b) Kết quả đạt được tại các NHTM
- Hoạt động TTTD bao gồm sự chia sẻ cả thông tin tích cực và thông tin tiêu cực, là nguồn thông tin rất quan trọng, đối với NHNN đã giúp ích rất nhiều trong quản lý vĩ mô, giám sát hoạt động của TCTD và trong việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ. Đối với TCTD nó một mặt góp phần ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đảo bảo an toàn hệ thống, mặt khác với thông tin tích cực nó góp phần mở rộng thị phần, lựa chọn khách hàng tốt, giảm chi phí điều tra thông tin, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng. Có thể nói đến nay không còn hiện tượng khách hàng có vấn đề nhưng vẫn đi vay ở nhiều ngân hàng cùng một lúc với số tiền lên hàng nghìn tỷ đồng như trường hợp Epco - Minh Phụng năm 1994.
- Đối tượng thu thập thông tin mở rộng đến khách hàng cá nhân đã góp phần mở rộng tín dụng với DNN&V, phân bổ nguồn tín dụng một cách hợp lý. Từ đó góp phần mở rộng thị trường tín dụng chính thức và thu hẹp thị trường tín dụng không chính thức (tín dụng chợ đen, cho vay nặng lãi...) mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
- Hoạt động TTTD giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Thực tế chứng minh tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cổ phần là thấp hơn so với các NHTM
nhà nước một phần là do các NHTM cổ phần thực hiện nghiêm túc việc cung cấp và khai thác sử dụng TTTD trong thời gian vừa qua.
- Hoạt động TTTD góp phần làm thay đổi dần văn hóa tín dụng và nâng cao đạo đức kinh doanh của cả người vay và người cho vay. Vì người vay có ý định lừa đảo đã biết rằng ngân hàng có một hệ thống TTTD nên khó mà lừa đảo được. Thực tế hiện tượng lừa đảo, dùng một tài sản thế chấp vay nhiều nơi, vay TCTD này để trả TCTD khác đã bị phanh phui từ đó làm nản lòng những ý định xấu trong thị trường tín dụng. về phía người cho vay, cũng có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng vay ké, hoặc giúp khách hàng lập chứng từ khống, khai gian số chứng minh thư và địa chỉ để chia nhỏ khoản vay, nhằm trốn tránh sự phát hiện. Nhưng thông qua hoạt động TTTD đã phanh phui nhiều vụ việc, từ đó đã làm thay đổi dần ý thức, giảm bớt rủi ro tín dụng.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù hệ thống TTTD ngân hàng VN đã có những bước phát triển đáng kể sau gần 20 năm thành lập, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn bất cập, tồn tại cả về phía các chủ thể thực hiện và cả đối với từng dịch vụ. Chúng ta sẽ xem xét các tồn tại và nguyên nhân theo từng dịch vụ và chủ thể như sau:
2.3.2.1. Hạn chế đối với các dịch vụ TTTD
về cơ bản hạn chế lớn nhất là chưa triển khai đủ được các loại hình dịch vụ TTTD hiện có thực chất mới thực hiện 2 /4 dịch vụ. Hạn chế đối với 2 dịch
• •• ••••• •
vụ đang thực hiện là:
a) Hạn chế đối với dịch vụ báo cáo TTTD
- Thu thập dữ liệu đầu vào chưa tốt, chủ yếu mới thu thập được thông tin dư nợ, còn các thông tin về tài chính, phi tài chính, tình hình tài sản đảm bảo, bảo lãnh, tình hình tài chính của khách hàng vay thì thu thập chưa bảo đảm yêu cầu. việc phối hợp với các bộ, ngành như cơ quan cấp phép thành lập
DN, cơ quan thuế, cơ quan tư pháp...chưa tốt nên chưa có đủ dữ liệu đầu vào cần thiết cho TTTD.
- Sản phẩm cung cấp chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc thù phục vụ riêng cho yêu cầu của từng loại hình TCTD.
- Chưa triển khai đầy đủ, đúng nghĩa báo cáo TTTD tiêu dùng.
- Đối tượng được phép sử dụng TTTD bị thu hẹp trong phạm vi ngành ngân hàng, ngoài ra các tổ chức và cá nhân khác có nhu cầu chưa dễ dàng tiếp cận sử dụng TTTD.
* Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân làm cho hoạt động dịch vụ báo cáo TTTD còn nhiều bất cập, trong đó có một số nguyên nhân chính sau đây:
- Chưa có sự phối hợp của các bộ, ngành trong việc chia sẻ thông tin dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng thông tin đầu vào.
- Tính công khai, minh bạch hóa hoạt động của các DN VN chưa cao, chế độ báo cáo tài chính DN còn nhiều bất cập, chưa có chế tài cụ thể cho những trường hợp vi phạm, hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ chưa phát triển, ý thức của DN trong việc báo cáo tài chính chưa cao, có khi DN có tới 2 hoặc nhiều hơn bảng cân đối kế toán để sử dụng cho những mục đích khác nhau. Để dễ tiếp cận với nguồn tín dụng, các DN đã lập các báo cáo tài chính ma, có số liệu sai lệch thực tế và chưa được kiểm toán.
- Chưa chú trọng đến khâu tuyên truyền, quảng bá sản phẩm TTTD, đặc biệt là lợi ích hoạt động TTTD trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.
- Các TCTD chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin và khai thác sử dụng thông tin góp phần hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng.
- Chưa chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm TTTD dựa vào nhu cầu của người sử dụng.
- Chưa có một chế tài cụ thể với những trường hợp vi phạm chế độ báo cáo, khai thác và sử dụng TTTD.
- Nguồn nhân lực tại các cơ quan trong hệ thống TTTD ngân hàng VN còn thiếu cả về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn và các khả năng phụ trợ khác cho công việc (ngoại ngữ, tin học...), chính điều này làm cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin những năm qua còn nhiều hạn chế.
b) Hạn chế đối với XLTD DN
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần hạn chế rủi ro, nhưng thực tế trong quá trình thực hiện cũng còn hạn chế làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng XLTD DN kể cả đối với CIC và các TCTD, như sau:
- Điểm của các chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở thống kê bình quân số lớn, nhưng thực tế số liệu thống kê chưa đủ, nên điểm đưa ra chưa sát thực. Hơn nữa điểm này phải được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ nhưng các cơ quan XLTD chưa làm được.
- Phương pháp phân tích, qui trình XLTD DN tại các NHTM gần như áp theo mô hình thực hiện của CIC, nên chưa phù hợp với các NHTM.
- Yêu cầu của việc XLTD DN phải đáp ứng những đòi hỏi khắt khe để đảm bảo kết quả xếp loại đạt chất lượng cao, chính xác và trung thực. Tuy nhiên trong thực tại, những yêu cầu này chưa thực sự đáp ứng đúng theo như đòi hỏi, ví dụ như tính chính xác của báo cáo tài chính của các DN VN thường không cao, số đã được kiểm toán rất ít. Đối với thông tin phi tài chính: thông tin phi tài chính rất cần thiết cho việc xếp hạng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thu thập các thông tin phi tài chính còn gặp nhiều khó khăn do CIC không có đủ điều kiện tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp (khó khăn về nhân lực, cơ sở PháP lý)
- Phương pháp dùng trong XLTD DN của các NHTM vẫn còn đơn điệu, chủ yếu dựa vào phương pháp so sánh mà ít sử dụng kết hợp với các phương pháp đánh giá, xếp loại khác như phương pháp chuyên gia hay phương pháp chi tiết. Trong khi đó các chỉ tiêu để đối chiếu và so sánh lại được cố định, không thay đổi cho phù hợp với thực tế luôn diễn biến phức tạp và đa dạng. Điều này thể hiện ở bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các
doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế và các chỉ số trung bình ngành thường là cố định. Hiện nay, do môi trường kinh doanh luôn luôn biến động, do vậy khi xếp hạng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực và xếp hạng doanh nghiệp hàng năm nên căn cứ vào tình hình phát triển chung của ngành để đánh giá. Các tiêu chuẩn đánh giá theo các bảng chỉ tiêu tài chính phân theo ngành chưa tính đến môi trường hoạt động khó khăn khi các doanh nghiệp trong một ngành gặp phải.
Phương pháp xếp hạng hiện tại của CIC chưa đưa ra được những mô hình dự báo thời gian tới của doanh nghiệp mà điều này là rất hữu ích đối với người sử dụng thông tin.
Bên cạnh đó, trong quá trình xếp hạng doanh nghiệp, CIC đã đề cập đến phương pháp trọng số, tuy nhiên phương pháp này được áp dụng hoàn toàn theo chủ quan đánh giá, chưa có sự khảo sát, thống kê thực tế.
- Sản phẩm đầu ra về xếp hạng doanh nghiệp hiện nay của CIC còn đơn điệu chưa phong phú, chủ yếu là bản báo cáo xếp hạng doanh nghiệp cho từng doanh nghiệp đơn lẻ. Báo cáo tổng hợp về kết quả xếp hạng doanh nghiệp cũng đã có nhưng chưa được chuẩn hoá và phổ dụng. Chưa đưa ra mô hình phương pháp xếp hạng đối với các tổng công ty và tập đoàn kinh tế lớn.
Thời gian đáp ứng nhu cầu thông tin là từ 3 đến 5 ngày làm việc, vì vậy đôi khi ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin nhanh của khách hàng.
* Nguyên nhân
- Đây là dịch vụ còn rất mới, cả CIC và các NHTM chưa có nhiều kinh nghiệm, điều kiện để nghiên cứu, học hỏi trong và ngoài nước còn khó khăn nên việc áp dụng còn lúng túng. Hơn nữa việc nghiên cứu đầy đủ về lĩnh vực này chưa được chú trọng đúng mức nên chưa đưa ra được định hướng, quy trình, bước đi phù hợp cho việc XLTD DN.
- Trong hoạt động tín dụng thì chưa thực hiện đồng bộ tại tất cả các NHTM, mới chỉ có một số ngân hàng đi tiên phong, nên khi khách hàng bị xếp
loại thấp sẽ sang vay ở ngân hàng chưa chưa áp dụng XLTD, hoặc ở ngân hàng đã áp dụng nhưng bỏ qua kết quả XLTD để cạnh tranh dành khách hàng.
2.3.2.2. Hạn chế đối với các chủ thể thực hiện dịch vụ TTTD
a) Hạn chế và nguyên nhân đối với các NHTM
- Một số NHTMCP có chi nhánh ở nhiều địa bàn, nhưng chưa thực hiện tốt vai trò đầu mối chỉ đạo thực hiện TTTD, nên các chi nhánh tự thực hiện, chưa đảm bảo được yêu cầu báo cáo TTTD. Một số ngân hàng (chi nhánh, đơn vị trực thuộc) đã báo cáo nhưng chưa gửi hết hồ sơ khách hàng đang có dư nợ. Có một số ngân hàng mới chỉ báo cáo những khách hàng là DN, chưa báo cáo khách hàng tư nhân, cá thể.
- về thời gian báo cáo thông tin còn chưa đều, chưa thực hiện đúng qui định là phải báo cáo chậm nhất sau 3 ngày làm việc khi có phát sinh quan hệ