Tại các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44 - 46)

6. Tên và kết cấu luận văn

2.1.2.3. Tại các ngân hàng thương mại

Bộ phận TTTD tại các NHTM là một cấu phần rất quan trọng trong cấu trúc hệ thống TTTD ngân hàng VN, vì các NHTM vừa là ngưòi cung cấp dữ liệu đầu vào chủ yếu cho hệ thống, lại vừa là người chủ yếu khai thác sử dụng thông tin đầu ra của hệ thống. về cơ sở pháp lý hiện hành, thực hiện theo Quyết định số 51/2007/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2007 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động TTTD, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Chỉ thị số 04/2004/CT-NHNN. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu 4 vấn đề là trách nhiệm, quyền hạn của TCTD trong việc thực hiện nghiệp vụ TTTD, tổ chức thực hiện báo cáo và khai thác TTTD phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Trách nhiệm của các NHTM đối với hoạt động TTTD:

- Xây dựng chương trình phần mềm TTTD, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hoạt động TTTD tới các sở giao dịch, chi nhánh, đơn vị trực thuộc.

- Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực, chính xác và đúng hạn của các chỉ tiêu thông tin tín dụng báo cáo cho Trung tâm Thông tin tín dụng.

- Nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các nghiệp vụ quản trị rủi ro tín dụng; phải khai thác, sử dụng TTTD nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật, bảo mật, mã số khách hàng, tuân thủ các chuẩn chung liên quan đến hoạt động TTTD do CIC hướng dẫn để thực hiện thống nhất, an toàn.

- Tổng giám đốc (giám đốc) TCTD chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực, đúng hạn của TTTD đã báo cáo cho NHNN.

Quyền của TCTD trong hoạt động TTTD: Được quyền khai thác sử dụng TTTD. Được quyền đề nghị CIC kiểm tra về tính chính xác, kịp thời của TTTD do CIC cung cấp. Được CIC hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn cán bộ làm nghiệp vụ TTTD.

về tổ chức thực hiện TTTD, có bốn NHTM NN đã thành lập phòng nghiệp vụ TTTD (dưới các tên gọi khác nhau), đã chú trọng đầu tư nhân lực, trang thiết bị để thực hiện nghiệp vụ TTTD gắn với việc giám sát, xử lý rủi ro tín dụng. Cụ thể, NHNT có Phòng TTTD; NHCT có Phòng Thông tin kinh tế, tài chính, ngân hàng; NHĐT có Phòng Thông tin kinh tế; NHNo có Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro; Ngân hàng Nhà đồng bằng Sông cửu long chưa có cơ cấu tổ chức riêng, nghiệp vụ TTTD do Phòng tín dụng kiêm nhiệm. Các phòng trên có nhiệm vụ làm đầu mối chỉ đạo, triển khai thực hiện TTTD trong hệ thống từng ngân hàng và đã triển khai báo cáo, khai thác sử dụng thông tin theo hệ thống dọc từ các chi nhánh về phòng TTTD tại hội sở chính. Các NHTM NN tiên phong gương mẫu và thực sự là nền tảng của cả hệ thống TTTD. Mặc dù có nhiều chi nhánh, số lượng khách hàng lớn, nhưng đến nay cả 5 NHTM NN đã xây dựng mạng lưới thu thập, cung cấp thông tin từ các chi nhánh về trung tâm điều hành và kết nối với CIC.

Các NHTM cổ phần đô thị, cổ phần nông thôn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, các công ty tài chính và cho thuê tài chính đã xây dựng cơ chế nghiệp vụ, chương trình phần mềm, tập huấn nghiệp vụ TTTD và đã thu thập thông tin theo từng ngân hàng để truyền về CIC theo mẫu báo cáo mới quy định theo QĐ số 51. Có nhiều NHTM cổ phần đã xây dựng tổ chức bộ máy riêng thực hiện TTTD gắn với việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng, đã học tập kinh nghiệm nước ngoài xây dựng được các phần mềm thu thập xử lý TTTD hiện đại như: NHTM cổ phần Hàng hải, Sài gòn, Đông Á, Á châu...đây thực sự là những tín hiệu đáng mừng cho thấy các NHTM cổ phần Việt nam đã thực sự chú ý đến hoạt động TTTD vì mục tiêu ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện nay, các NHTM đã báo cáo cho CIC với tổng số khoảng 20.000.000 hồ sơ khách hàng.

Việc khai thác, sử dụng thông tin của các NHTM đã sôi động hơn nhiều so với trước, đặc biệt là tại các địa bàn lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy sản phẩm TTTD đã và đang trở nên cần thiết đối với các NHTM

trong hoạt động kinh doanh, là một yếu tố đầu vào quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Tóm lại, về thực hiện, các NHTM đã chuyển biến cơ bản về nhận thức, thấy được trách nhiệm, tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của TTTD trong việc quản lý, ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng và góp phần củng bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, đến nay việc thực hiện nghiệp vụ TTTD tại hầu hết các NHTM đã đi vào nề nếp. Trước đây các NHTM thực hiện một cách thụ động, có tư tưởng cho rằng đây là việc của NHNN, NHTM phải tham gia chủ yếu là vì phải báo cáo thông tin cho NHNN, nên phụ thuộc vào NHNN về phương thức thực hiện và chương trình phần mềm, nay đã chuyển sang chủ động, có sự phối hợp chặt chẽ với NHNN.

2.1.3. Nội dung hoạt động của hệ thống TTTD.2.1.3.1. Hoạt đông thu thập và xử lỷ thông tin

Một phần của tài liệu 0336 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w