Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh ba đình,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 31)

doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Một trong những phương pháp định tính để đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng đối với KHDN là dùng phương pháp khảo sát sự hài lòng của các khách hàng là doanh nghiệp hiện đang với ngân hàng, với các nội dung như: chất lượng tư vấn, thủ tục hồ sơ, thời gian xử lý nghiệp vụ, mức phí/lãi suất áp dụng, thái độ phục vụ, chuyên môn CBTD.. .tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp hài lòng càng cao, khả năng doanh nghiệp gắn bó lâu dài với ngân hàng càng lớn, tạo nền tảng khách hàng vững chắc cho ngân hàng, từ đó dễ dàng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong doanh nghiệp. Ngược lại, số lượng khách hàng cảm thấy không hài lòng với ngân hàng trên nhiều khía cạnh khác nhau sẽ dẫn tới khách hàng dễ rời bỏ ngân hàng, dễ bị lôi kéo bởi các tổ chức tín dụng khác, ngân hàng không có tệp các khách hàng trung thành sẽ dẫn tới hoạt động không ổn định, làm giảm tính hiệu quả. Dựa trên kết quả khảo sát, Ngân hàng có cơ sở để đánh giá, đo đếm sự hài lòng của các khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng có đạt hiệu quả như yêu cầu không. Qua đó hạn chế các điểm yếu, phát huy các thế mạnh sẵn có, đưa ra các biện pháp để tăng cường sự hài lòng của các KHDN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

quả hoạt động tín dụng của KHDN như sau:

> Các nhân tố từ phía khách hàng

Tiềm lực tài chính của khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng có thể được thể hiện trên một số chỉ tiêu được tổng hợp trong báo cáo tài chính định kỳ như vốn tự có, vốn điều lệ, tài sản cố định, nợ phải trả tỷ vòng quay vốn lưu động, khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả, một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, khả năng thanh toán... Khách hàng có các hệ số thể hiện khả năng thanh toán càng cao thì sẽ có năng lực tài chính càng tốt và góp phần tăng tường hiệu quả hoạt động tín dụng. Đổi lại, đối với các doanh nghiệp năng lực tài chính hạn chế, tình hình sản xuất kinh doanh có dấu hiệu tiêu cực, khả năng quản trị tài chính không tốt dẫn đến khách hàng không có nguồn tài chính để tiếp tục hoạt động, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng hoàn trả khoản vay cho ngân hàng.

Năng lực quản lý hoạt động của khách hàng:Việc đánh giá phương án SXKD có thực tế và hiệu quả hay không là một trong những yếu tố có tác động lớn nhất trong quá trình phê duyệt khoản vay của doanh nghiệp, trong đó năng lực của chủ thể là một trong những yếu tố quyết định tính khả thi của phương án SXKD đó. Chủ thể vay vốn có năng lực tốt sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động có sinh lời, điều tiết dòng tiền hợp lý để hoàn trả nợ vay đúng hạn. Năng lực hạn chế trong quản lý điều hành dẫn tới hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận âm, không có dòng tiền sẽ không thể trả nợ cho ngân hàng. Đâyilà yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năngihoàn trả tín dụng đầy đủ theo thỏa thuận.

Tư cách đạo đức của chủ doanh nghiệp: Bên cạnh năng lực tài chính, tư cách đạo đức của chủ sở hữu doanh nghiệp cũng có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Các khách hàng cung cấp thông tin không đúng/chủ động lừa đảo ngân hàng, có tư cách đạo đức kém, chủ động sử dụng vốn sai với mục đích đã thống nhất, làm sai lệch phương án kinh doanh, sau khi vay nợ cố tình né tránh, trì hoãn trả nợ cho ngân hàng sẽ dẫn đến thua lỗ cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời tạo nợ xấu cho ngân hàng.

> Các nhân tố từ ngân hàng

Chính sách tín dụng: Là chiến lược mở rộng hay thắt chặt tín dụng theo định hướng, chỉ đạo của ngân hàng nhà nước hoặc theo chính sách của bản thân ngân hàng đó để bảo đảm kế hoạch hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn. Chính sách tín dụng cho thấy chiến lược tài trợ đối với các ngành nghề lĩnh vực cụ thể, với mục đích tạo ra sự thống nhất trong định hướng và thực thi của cả hệ thống ngân hàng. Với mỗi ngân hàng đều có những chính sách khác nhau trong từng thời kỳ, nó tác động trực tiếp đến quy mô và giới hạn các khoản tín dụng, chính sách TSBĐ... Chính sách tín dụng của bản thân ngân hàng thường có nét tương đồng lớn so với chính sách của Chính phủ, NHNN, do ngân hàng lấy chính sách của các cơ quan chức năng làm nền tảng. Chính sách này gồm quy định về đối tượng khuyến khích cấp tín dụng, chính sách về lãi suất, tài sản đảm bảo, các tài sản có vấn đề, quy định về tài sản đảm bảo.. .Chính sách tín dụng thống nhất, rõ ràng giúp hạn chế rủi ro, đồng thời thúc đẩy sự phát triển theo đúng định hướng. Ngược lại, chính sách tín dụng không rõ ràng, không nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi làm trái quy trình, từ đó làm trái với các quy định của pháp luật, gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng nói riêng, gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế nói chung.

Quy định về khách hàng: dựa trên định hướng chính sách của ngân hàng và đặc điểm kinh tế xã hội từng địa bàn, từng khu vực mà các NHTM đều có định hướng ưu tiên một vài lĩnh vực ngành nghề khuyến khích cho vay và một vài lĩnh vực hạn chế tăng trưởng dư nợ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định về việc hạn chế tài trợ vốn hoặc cấm tài trợ vốn cho một số đối tượng cụ thể. Điều này có chức năng định hướng dòng vốn tín dụng được chảy đến từng ngành nghề, lĩnh vực là khác nhau.

Quy định về lãi suất: NHNN có thể giới hạn trần lãi suất cho vay, tương tự như lãi suất tiền gửi. Trong tình hình nền kinh tế biến đổi liên tục, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tài chính, chính sách lãi suất của ngân hàng cần phải thực sự mềm dẻo để đáp ứng nhu cầu thị trường mà vẫn đảm bảo

trong giới hạn, phạm vi theo quy định của NHNN. Lãi tiền vay là nguồn thu của ngân hàng, do vậy cần phải bù đắp đuợc các chi phí phục vụ cho hệ thống ngân hàng hoạt động, bao gồm chi phí rủi ro, chi phí hoạt động, chi phí bảo hiểm...đặc biệt là chi phí trả lãi huy động vốn, bảo đảm lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng nguời gửi tiền, bảo đảm về lãi tiền gửi, khả năng thanh toán thuận lợi, tính an toàn. Lãi suất áp dụng với từng sản phẩm, từng khách hàng cần phải linh hoạt trong điều kiện cho phép và đi kèm với các điều kiện tín dụng khác.

Quy định về TSBĐ: Để đảm bảo khả năng thu hồi vốn khoản vay, phần lớn ngân hàng đều yêu cầu các khách hàng bổ sung tài sản để bảo đảm cho khoản cấp tín dụng. TSBĐ là bất động sản, động sản, tiền, giấy tờ có giá... bằng hình thức cầm cố, thế chấp.

Quy trình tín dụng: Là quá trình từ khi khách hàng đề xuất cấp tín dụng đến khi khoản cấp tín dụng đuợc thu hồi trở lại cho ngân hàng, đuợc phân công công việc cho từng bộ phận: Từ trao đổi, tiếp cận, phân tích, đánh giá, phê duyệt, giải ngân, giám sát truớc, trong và sau khi cho vay. Để tạo tính nhất quán, minh bạch, thống nhất trong quy trình cho vay tại mỗi ngân hàng, việc hệ thống hoá các quy trình tín dụng giúp cho hoạt động ngân hàng trở nên trơn tru, thuận lợi, nhanh chóng, đồng thời dễ dàng kiểm soát trách nhiệm của từng bộ phận phụ trách từng khâu trong quy trình. Tùy vào mỗi ngân hàng có sự điều chỉnh nhất định nhung vẫn tuân thủ theo những thông lệ chung. Quy trình tín dụng thiếu sót, không rõ ràng là nguyên nhân dẫn đến sự không đồng nhất giữa các phòng ban nghiệp vụ, quá trình kiểm soát không đuợc nhất quán, dẫn đến nguy cơ nợ xấu đối với các khoản vay không đuợc phân tích kỹ càng, nguợc lại quy trình quá chặt chẽ dẫn đến lãng phí cơ hội, nguồn lực, không hiệu quả, thất thoát công sức.

Đội ngũ cán bộ tín dụng: Khả năng thu hồi vốn và lãi của ngân hàng hiện nay phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kỹ năng phân tích đánh giá doanh nghiệp và quá trình giám sát tiến độ, mục đích sử dụng vốn vay của CBTD

trong quá trình ngân hàng cho vay đối với cho khách hàng doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng có đạo đức tốt, có kinh nghiệm, năng lực, hiểu biết về kiến thức thực tế và nghiệp vụ, có khả năng tư vấn thuyết phục, tạo sự tin tưởng với đối tác sẽ giúp ngân hàng giữ mối quan hệ lâu dài với các khách hàng cũ, đồng thời dễ dàng phát triển nền khách hàng mới. CBTD thiếu đạo đức và năng lực sẽ tiềm ẩn rủi ro đạo đức và rủi ro hoạt động, dễ gây ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm tra giám sát nội bộ giúp ban lãnh đạo ngân hàng nắm bắt được thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh; nhằm kiểm soát cũng như có cơ sở để chỉnh sửa các chính sách, đường lối cho phù hợp với thực tiễn. Việc giám sát nội bộ góp phần đảm bảo các quy định được thực hiện đúng và đầy đủ,hạn chế hành vi tiêu cực, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm các quy chế của ngân hàng, cũng như quy định của pháp luật. Hiện tại, các ngân hàng đều có ban kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ độc lập, nhằm giúp ban lãnh đạo ngân hàng hạn chế rủi ro tiềm ẩn xảy ra, tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng.

Công nghệ thông tin: Hệ thống CNTT của ngân hàng: Ngân hàng là một trong những ngành nghề luôn tiên phong trong xu thế công nghiệp 4.0. CNTT góp phần không nhỏ trong việc đẩy nhanh quá trình trao đổi thông tin chính xác, cung cấp các thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng khách hàng trên toàn hệ thống ngân hàng,giúp ngân hàng có cơ sở để đánh giá tư cách khách hàng, từ đó có căn cứ ra quyết định cấp tín dụng hay không cho khách hàng. Tốc độ phát triển của CNTT hiện tại đã có thể thực hiện thay thế con người tại nhiều hoạt động của ngân hàng, góp phần tiết kiệm thời gian, nhân lực khi ứng dụng một số phần mềm đi vào hoạt động như: Hỗ trợ hoạt động thẩm tra khách hàng, hoàn thiện hệ thống chấm điểm, thực hiện nhắc nợ tự động, cảnh báo rủi ro từ phía khách hàng cũng như ngân hàng. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, tối đa hóa lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng.

> Các nhân tố khác

Định hướng phát triển kinh tế xã hội của chính phủ và chính sách quy định của NHNN. Chính phủ ban hành chỉ thị về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, NHNN dựa vào đó để ban hành các quy định văn bản. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu về vốn nhiều, hoạt động kinh doanh thuận lợi, tỷ lệ các doanh nghiệp làm ăn có lãi lớn, rủi ro sẽ hạn chế và ngược lại. Bên cạnh đó, cũng cần có các cơ chế chính sách đồng bộ, hợp lý trong quá trình cấp vốn phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và ngân hàng.

Nen kinh tế - xã hội: Bao gồm các sự kiện liên quan đến kinh tế, xã hội có tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng nào sẽ kéo theo hoạt động của các doanh nghiệp biến động theo chiều hướng đó, từ đó các ngân hàng cũng sẽ bị trực tiếp ảnh hưởng. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, phát triển sẽ hỗ trợ việc hàng hoá luân chuyển dễ dàng, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, tăng nhu cầu vốn của chủ thểitrong nền kinh tế. Kinh tế tăng trưởng ổn định cũng là cơ sở cho việc trả nợ cho Ngân hàng được diễn ra thuận lợi, đúng theo cam kết đã đề ra.

Hệ thống pháp luật: Bao gồm các luật, nghị định, thông tư,... do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Chính Phủ, NHNN ban hành, chi phối mọi chủ trương chính sách, đường lối của nền kinh tế. Mọi chủ thể xã hội đều trong khuôn khổ cho phép của pháp luật. Vì vậy, một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện, ổn định sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng phát triển, nâng cao hiệu quả tín dụng.

1.3. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐIVỚI KHDN Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh ba đình,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w