Số lượng doanh nghiệp có quan hệ cho vay với Ngân hàng Thương mại cổ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh ba đình,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 56)

Truớc hết chúng ta xem xét số luợng DN và cơ cấu DN có quan hệ cho vay với Vietcombank chi nhánh Ba Đình qua bảng sau:

doanh 1 .Doanh nghiệp Nhà nước 9 2 23 11 -6 -20,7 -12 -52,2 2.Còng tỹ cò phần 1 12 150 168 29 24,0 18 12,0 3.Còng ty TNHH 4 9 56 62 7 143 6 ĨÕT

Đối tượng khách hàng DN tại chi nhánh đang có sự tăng lên về mặt số lượng trong những năm gần đây, tuy nhiên tốc độ tăng về quy mô doanh nghiệp lại không đều nhau. Tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp năm 2017 tăng 15.3%, tuy nhiên con số này trong năm 2018 chỉ đạt 5.2%. Có thể nói tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp còn thấp, điều này cũng là dễ hiểu khi nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, khi mà hàng ngày có hàng chục doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản hoặc giải thể.

So với năm 2016, số lượng DN năm 2017 tăng lên 30 doanh nghiệp tương ứng với 15,3%, tuy nhiên sang đến năm 2018 tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp chỉ còn 5,3% tương ứng với tăng 12 doanh nghiệp. Có 1 loại hình doanh nghiệp giảm về số lượng trong năm 2018, đó là các doanh nghiệp nhà nước.

■ l.DNNN ■ 2.Cty cổ phần ■ 3.Cty TNHH

4%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp có quan hệ cho vay với ngân hàng năm 2018

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Ba Đình năm 2018

về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, dễ dàng thấy được loại hình doanh nghệp cổ phần là loại hình doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong quan hệ cho vay với chi nhánh, cụ thể trong năm 2016 doanh nghiệp cổ phẩn chiếm 61% trong tổng số doanh nghiệp, đến năm 2017 con số này là 66% và đến năm 2018

tăng lên 70%. Bên cạnh đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn cũng chiếm tỉ trọng cao. Tỉ lệ doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu loại hình doanh nghiệp có quan hệ cho vay với ngân hàng.

Thực tế cho thấy, quan hệ cho vay đối với doanh nghiệp năm 2018 tăng chậm lại là do nguyên nhân trong năm 2018 là một năm tình hình kinh tế chưa có nhiều thuận lợi đối với doanh nghiệp, gây tác động trực tiếp đến việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng, các doanh nghiệp sản xuất trong tình trạng cầm chừng do tỉ lệ hàng tồn kho lớn. Bên cạnh đó chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng để ổn định lạm phát của NHNN là tốc độ cho vay ra của ngân hàng giảm. Mặt khác, chi nhánh thực hiện nghiêm ngặt chấm điểm doanh nghiệp trước khi cho vay, công tác thẩm định trong ngân hàng kĩ lưỡng hơn, chỉ cho vay với những doanh nghiệp có phương án vay vốn mang tính khả thi cao, điểu này tránh được tình trạng không thu hồi được vốn của ngân hàng. Hơn nữa tình hình khó khăn, một số DN không đảm bảo được các điều kiện về cho vay như phương án trả nợ hay TSBĐ, vì vậy số lượng doanh nghiệp có quan hệ cho vay của các NHTM tăng chậm lại.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh ba đình,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w