3.2.7.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Thẩm định là một trong những khâu quan trọng, có ảnh huởng đến quyết định cho vay của NHTM, đồng thời ảnh huởng đến chất luợng cho vay. Một món vay truớc khi đuợc giải ngân phải qua quá trình thẩm định cẩn thận và kỹ luống.
Muốn cho vay hiệu quả thì Ngân hàng phải có sự tìm hiểu và hiểu biết về khách hàng. Ngân hàng cần thu thập, tìm kiếm thông tin và dữ liệu từ nhiều kênh, chọn lọc những thông tin cần thiết và chính xác liên quan đến doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro tín dụng khi ra quyết định cho vay. Ngân hàng nên cập nhật thuờng xuyên về tình hình của các DN, chủ động đi khảo sát tình hình SXKD thực tế của doanh nghiệp để có những thông tin hợp lý, thực tế nhất về mọi mặt của doanh nghiệp. Bởi thực tế và những gì doanh nghiệp đua ra trong hồ sơ vay vốn không phải giống nhau hoàn toàn. Ngân hàng cần thẩm định khách hàng và phuơng án vay vốn nhằm đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho Ngân hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về khách hàng. Tính khả thi của dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của KHDN là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu đuợc trong hồ sơ vay. Doanh nghiệp có vay đuợc vốn hay không là phụ thuộc vào tính khả thi của dự án, kế hoạch SXKD đó, nguồn thu để trả nợ vốn vay của Khách hàng. Vì thế, công tác thẩm định tốt sẽ giúp Ngân hàng sàng lọc, chọ lựa khách hàng hiệu quả, hạn chế rủi ro của các khoản vay về sau.
Sau khi thu thập các thông tin, Ngân hàng cần phân tích và đánh giá khách hàng một cách toàn diện và chính xác, khoa học các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về khả năng sinh lời, các chỉ tiêu hoạt động và cơ cấu vốn thông qua các báo cáo tài chính để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng cần phân tích và dự báo ảnh huởng của môi truờng kinh doanh đối với dự án. Một kế hoạch SXKD khi đuợc lập thì đã tính đến những yếu tố tác động từ bên ngoài. Bởi có nhiều yếu tố khách quan vẫn tồn tại làm cho thực tế hoạt
động của doanh nghiệp bị sai khác đi so với dự tính ban đầu. Vì vậy, trong quá trình thẩm định cần chú trọng đến yếu tố môi truờng kinh doanh tác động đến phuơng án vay vốn của ngân hàng. Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản nhu tốc độ tăng truởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thay đổi lãi suất cơ bản..., sự thay đổi của hệ thống pháp luật, các thông tin về biến động thị truờng... cũng tác động đến quá trình SXKD của doanh nghiệp. Dựa trên những phân tích đó cán bộ tín dụng có thể
môi trường xung quanh.
Đối với khâu thẩm định TSBĐ, Ngân hàng cần xem xét giá trị chuyển nhượng của tài sản, tham khảo giá trên thị trường,và so sánh vớigiá các sản phẩm tương tự, không nên chỉ xem xét dựa trên nhu cầu vốn của doanh nghiệp mà đánh giá tài sản đảm bảo thiếu chính xác, gây rủi ro cho khoản vay.
Trong quá trình thẩm định cũng phải vận dụng linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, và tuỳ từng trường hợp cụ thể, tránh khuôn phép máy móc, gây khó khăn, trở ngại cho khách hàng.
3.2.7.2. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay đối với KHDN
Nghiệp vụ cho vay của NHTM thường đứng trước nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Trong đó, nghiệp vụ cho vay đối với KHDN với những đặc điểm riêng lại mang nhiều nguy cơ rủi ro hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận cũng như uy tín và khả năng hoạt động trong tương lai của ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Bên cạnh việc thường xuyên theo dõi, quản lý các khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 02 của NHNN, chi nhánh cần đẩy mạnh dịch vụ bảo hiểm tiền vay đối với những khoản vay lớn hay những khách hàng đặc biệt. Đây có
thể được coi là biện pháp hữu hiệu và tạo thiện cảm đối với khách hàng, khi mà bảo
hiểm tiền vay mang tính chất kích thích tới trách nhiệm trả nợ và sự cam đoan của bản thân khách hàng vay và phí bảo hiểm có thể do cả hai bên cùng chịu.
Ngoài ra, việc thiết lập quỹ dự phòng rủi ro cho vay đối với KHDN là rất cần thiết. Chi nhánh nên tính toán mức dự phòng cụ thể cho từng giai đoạn gắn liền với tình hình thực tế tại chi nhánh.
3.2.7.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tiền vay
Sau khi ký kết hợp đồng vay vốn với Khách hàng, Ngân hàng sẽ thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng. Không phải cứ tiến hành giải ngân xong thì quá trình
viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các khoản vay, giám sát chặt chẽ sự vận động của đồng vốn đã cho vay. Bên cạnh việc nâng cao khả năng thẩm định tư cách khách hàng, phân tích tài chính và phương án vay của KHDN, Ngân hàng cũng cần quan tâm hơn nữa tới việc kiểm tra và giám sát sau cho vay. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ cho biết đồng vốn mà Ngân hàng đã cho vay có được dùng đúng với mục đích trong phương án vay vốn hay không và thu được hiệu quả như thế nào.
Khoản vốn vay sau khi được giải ngân, doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động SXKD, mở rộng SXKD... Doanh nghiệp có thể hoàn trả vốn vay và lãi cho Ngân hàng đúng hạn nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích . Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, dùng vốn đó trục lợi cá nhân, kinh doanh ngành nghề trái với hợp đồng... nguy cơ rủi ro rất cao, dễ dẫn đến không trả được nợ. Vì vậy, bên cạnh giám sát vốn vay, cán bộ tín
dụng phải luôn giám sát quá trình SXKD của doanh nghiệp, nhanh chóng phát hiện
những tình huống có vấn đề, từ đó kịp thời xác định nguyên nhân của nó. Ngân hàng
cần tìm hiểu xem doanh nghiệp có tình hình hoạt động SXKD thực tế như thế nào,
theo dõi diễn biến thị trường nói chung và ngành SXKD của doanh nghiệp nói riêng,
định kỳ đánh giá lại tài sản thế chấp. Nếu tài sản này giảm so với thời điểm thế chấp
ban đầu thì phải bổ sung tài sản thế chấp hoặc giảm dư nợ vay tương ứng. Ngân hàng cần tiến hành thu thập báo cáo tài chính và thẩm định tình hình tài chính của KHDN thường xuyên, tìm ra những điểm chưa tốt trong hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
Sau khi cho vay, các chuyên viên tín dụng phải thường xuyên theo dõi, giám sát và kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm, những khoản nợ có vấn đề để kịp thời xử lý. Công tác này yêu cầu các chuyên viên tín dụng phải tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, không vụ lợi cá nhân, bị cám dỗ bởi đồng tiền, vì lợi ích riêng mà che đậy thực trạng của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm tra giám sát, các cán bộ có thể thấy được những khó khăn của doanh nghiệp, có thể đóng
góp ý kiến, tư vấn cho doanh nghiệp biện pháp tháo gỡ khó khăn.
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin tín dụng của khách hàng doanh nghiệp
Hệ thống thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin tín dụng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động cho vay. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay trước hết phải xây dựng và tổ chức tốt quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, khai thác và cung cấp thông tin nhằm góp phần phòng ngừa hạn chế rủi ro. Hiện nay, chi nhánh đang sử dụng hệ thống thông tin khách hàng khá tốt, tuy nhiên, để có thể nâng cao chất lượng hoạt động cho vay thì chi nhánh phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống thông tin khách hàng.
Ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng dựa trên cơ sở tổng hợp các thông tin pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính và hoạt động SXKD của khách hàng, tình hình thị trường đối với sản phẩm của khách hàng, tình hình nền kinh tế và uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng cũng như quan hệ với đối tác kinh doanh.
Việc ra quyết định trong điều kiện thiếu thông tin hay thông tin không chính xác cũng là một yếu tố tác động lớn tới hoạt động tín dụng. Do đó cần xây dựng một bộ phận chuyên trách trong việc tổng hợp, phân tích, lưu trữ thông tin khách hàng và các thông tin kinh tế khác có liên quan.
Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hệ thống mạng thông tin nội bộ để các bộ phận, phòng ban có liên quan của ngân hàng chia sẻ, sử dụng các thông tin, trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh chóng tiện lợi. Các bộ phận tín dụng, quản lý tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng có thể cung cấp cho nhau những thông tin có giá trị.
Để thu thập thông tin từ phía KHDN, chi nhánh có thể thu thập, tìm kiếm thông tin đồng thời từ các nguồn khác nhau như:
Thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC) - một tổ chức trung gian đứng ra thu nhập, cung cấp và chia sẻ thông tin, dữ liệu cho các tổ chức tín dụng để lấy thông tin chính xác nhất về doanh nghiệp về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh, tình hình tài chính, mối quan hệ tín dụng với các tổ chức khác.
Thông tin từ khách hàng của chính doanh nghiệp vay vốn: Ngân hàng có thể căn cứ vào các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động SXKD, các hợp đồng kinh tế để tìm hiểu về các đối tác trong kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở đó có thể đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua luồng thông tin từ khách hàng của chính doanh nghiệp vay vốn, Ngân hàng sẽ nắm bắt được trình độ đội ngũ quản lý, năng lực tài chính, hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Thông tin từ các cơ quan quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế và quản lý môi trường... Đây là các nguồn thông tin rất có ích trong việc đánh giá kế hoạch kinh doanh, tình hình biến động của thị trường, ảnh hưởng đối với hoạt động SXKD của KHDN.
Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cần phải chủ động đi khảo sát tình hình tại cơ sở của các doanh nghiệp. Qua đó, chi nhánh có thể nắm bắt được thông tin về khả năng SXKD nói chung của doanh nghiệp, năng lực quản lý, nhu cầu của Khách hàng trong hiện tại và tương lai một cách khách quan.