NHNN có thể tổ chức nhiều hơn nữa những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn ngành Ngân hàng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, tăng cuờng hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn cho các cán bộ tín dụng đồng thời tăng cuờng cả sự hợp tác giữa các NHTM.
Mọi hoạt động của hệ thống NHTM đều phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc. Vì vậy để phát triển hoạt động cho vay một cách bền vững
đòi hỏi một hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh từ phía NHNN. Trong thời gian
tới, NHNN cần ban hành hệ thống các văn bản huớng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm- dịch vụ của NHTM, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với NHTM, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các NHTM phát triển hoạt động này.
NHNN cần phối hợp với các NHTM để tạo nên khối liên minh các Ngân hàng vững mạnh, tránh tình trạng hoạt động riêng lẻ, cạnh tranh không lành mạnh, chạy đua trên thị truờng lãi suất huy động vốn, cho vay... Đồng thời, hệ thống liên minh các Ngân hàng hỗ trợ nhau về thông tin tín dụng của khách hàng, để hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng cũng nhu công tác thu hồi nợ vay, tránh những phi vụ lừa đảo gây thiệt hại cho các Ngân hàng. Bên cạnh đó, khối liên minh các Ngân hàng cần thống nhất các chính sách cơ bản chung nhất về lãi suất huy động, phuơng thức cho vay và hỗ trợ lẫn nhau để phát triển bền vững.
Tăng cuờng vai trò của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Hiện nay CIC là trung tâm thu thập các thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các
cá nhân có quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng đó. Nhưng đòi hỏi của ngân hàng còn cao hơn rất nhiều so với những gì mà CIC cung cấp. Vì vậy một số kiến nghị được đưa ra nhằm cải tiến cơ chế làm việc của trung tâm, đó là những thông tin về khách hàng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng tài chính, thì CIC cần phối hợp với các cơ quan liên quan của Chính phủ như: Ủy ban kế hoạch Nhà nước, Tổng cục thống kê ... để thu thập thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3:
Tóm lại, để nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình, trong thời gian tới,
Chi nhánh cần nghiên cứu, triển khai theo định hướng như sau: Một là: Giữ gìn và nuôi dưỡng nguồn khách hàng hiện hữu.
Hai là: Sàng lọc các khoản dư nợ cho vay đối với từng Khách hàng doanh nghiệp.
Ba là: Tiếp tục khuyến khích, phát huy những thành tựu đã đạt được, và thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót trong công tác tín dụng.
Bốn là: Tăng cường công tác kiểm tra các khoản cấp tín dụng sau khi đã giải ngân.
Năm là: Đẩy mạnh quy mô cấp tín dụng trên cơ sở hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất có thể.
Bên cạnh đó, Chi nhánh cần áp dụng các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện cho tín dụng doanh nghiệp phát triển:
Hoàn thiện quy trình tín dụng
Hoàn thiện chính sách tín dụng như: tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ quy trình tín dụng, thiết lập chính sách về lãi và phí, xây dựng cơ cấu về ngành nghề kinh doanh, tăng cường tìm kiếm và chọn lọc khách hàng, đa dạng hóa hình thức đảm bảo tiền vay.
Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng bao gồm:nâng caochất lượng trong công tác thẩm định, tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay.
Nâng cao chất lượng trong công tác thu thập thông tin tín dụng của khách hàng
KẾT LUẬN
Đến nay, nghiệp vụ cho vay.khách hàng doanh nghiệp vẫn đang là hoạt động quan trọng của phần lớn các NHTM tại Việt Nam, nó một trong những chỉ tiêu chiến luợc đuợc định huớng hàng năm bởi Ngân hàng nhà nuớc, đồng thời chiếm tỷ lệ lớn trong cấu phần thu nhập của ngân hàng. Chính vì vị trí không thể thiếu này mà hiệu quả từ hoạt động tín.dụng luôn là yếu tố liên tục đuợc cải thiện, nâng cao bằng nhiều biện pháp của các ngân hàng.
Với nội dung đuợc đề cập trong đề tài này, luận văn đã đua ra và có phân tích hệ thống lý thuyết căn bản, những phuơng án và điều kiện khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng KHDN, thông qua thực tế tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình.
Với giới hạn nghiên cứu hiện tại, bài luận đã làm rõ những nội dung sau: Định nghĩa những khái niệm căn bản về tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp, những nhân tố ảnh huởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp
Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động tín dụng KHDN của Ngân hàng TMCP tNgoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình để đánh giá hiệu quả, từ đó khắc phục những điểm yếu và tăng cuờng các yếu tố có tác động có lợi đến hiệu quả nghiệp vụ trên của chi nhánh.
Đề xuất các phuơng án có tính thực tế cao và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các KHDN của Ngân thàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình.
Với luận văn đuợc nghiên cứu trong không gian hạn hẹp của Chi nhánh, đồng thời còn tồn tại những hạn chế về thời gian cũng nhu kinh nghiệm, tầm kiến thức hiểu biết của học viên, nên việc đánh giá thực tế còn cần bổ sung nhiều yếu tố và giải pháp đua ra còn mang tính chủ quan của bản thân. Do đó, tác giả mong muốn nhận đuợc những góp ý, những bổ sung về nội dung của giảng viên để hoàn thiện luận văn hơn, giúp đề tài có khả năng đuợc áp dụng trong thực tế, đóng góp phần nhỏ trong.quá trình phát triển hệ thống ngân hàng lành mạnh cho quốc gia nói chung, Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính,
2. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,
NXB Tài chính.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: Quy định
về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình (2016 - 2018), Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình (2016-2018),
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
6. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2008), Quy chế cho vay.
7. Nguyễn Minh Kiều (2012), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.
8. Phan Thị Thu Hà (2012), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân
9. Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ-Ngân hàng, NXB Thống kê.