Quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh ba đình,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 52)

2.2.1.1. Điều kiện vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp

Đối tượng cho vay

VCB Chi nhánh Ba Đình cho vay đối với các nhu cầu của KHDN để đưa vào hoạt động SXKD, đầu tư dự án, tài sản cố định đảm bảo tuận thủ quy định của pháp luật.

Các điều kiện vay vốn

Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Quá trình SXKD phải đảm bảo một tỷ lệ vốn tự có nhất định. Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi.

Đối với những tài sản bảo đảm thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm, khách hàng phải mua và chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho ngân hàng.

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và VCB.

Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau:

• Pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ

• Pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ. Ngoài ra, phải có văn bản bảo lãnh của NHTMQD, NH, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho đơn vị chính vay hoặc được Tổng giám đốc VCB chấp thuận bằng văn bản.

2.2.1.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

Để đảm bảo hiệu quả giảm thiểu rủi ro hoạt động cho vay, ngân hàng nhất thiết phải tuân theo một quy trình thống nhất khi thực hiện một hoạt động cho vay đối với KHDN. Quy trình này bao gồm các bước sau:

Phantich trước

khi cho vay Xây dựng và kýkết hợp đồng

Giải ngân và kiểm soát trong

khi cho vay

Thu nợ và đưa ra các phán quyết về cho

vay mới

Sơ đồ 2.1. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

Nguồn: Quy định, quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bước 1: Phân tích trước khi cho vay

Mục đích của bước này là xác định nhu cầu vay vốn hiện tại và định hướng tăng trưởng vốn vay trong tương lai của KHDN. Cán bộ khách hàng thực hiện các nội dung sau:

Đánh giá hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp: tính đầy đủ, cụ thể của các hồ sơ pháp lý, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý để hoạt động cũng như để vay vốn tại Ngân hàng.

Đánh giá quy mô tài sản: Chi tiết tài sản của DN sẽ thể hiện quy mô và hiệu quả quản lý tại doanh nghiệp đó. Tài sản của doanh nghiệp cũng có thể được coi như một nguồn để đánh giá khả năng trả nợ của KHDN.

Đánh giá chi tiết về nợ phải trả của doanh nghiệp: bao gồm lịch sử tín dụng, chi tiết các khoản nợ nhà cung cấp hay các khoản nợ khác của DN.

Đánh giá dòng tiền: Việc xác định dòng tiền là đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá nguồn trả nợ của DN. Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận trong quá khứ hoặc tương lai, nhưng nghĩa vụ nợ tại ngân hàng lại đến hạn tại một thời điểm khác, dẫn đến việc DN dù có lợi nhuận nhưng có thể không trả nợ được đúng hạn.

Sử dụng các chỉ số tài chính: các loại này bao gồm hệ số thanh khoản, hệ số hoạt động, hệ số cân nợ và hệ số thu nhập.

Thẩm định Phương án sử dụng và trả nợ vốn vay của KHDN với các khoản mục chi tiết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận dự kiến có khả thi và hợp lý hay không. Phương án trả nợ bao gồm số tiền trả nợ, kỳ hạn trả nợ có phù hợp với Phương án kinh doanh dự kiến không.

Đánh giá về tài sản đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp: Tài sản không có tranh chấp về mặt pháp lý, được phép thế chấp tại ngân hàng, giữa chủ tài

sản và doanh nghiệp có quan hệ gì (trong trường hợp tài sản đảm bảo của bên thứ ba). Đánh giá về giá trị tài sản thông qua việc tự định giá hoặc Công ty thẩm định giá uy tín.

Hợp đồng cho vay là văn bản ghi lại thoả thuận giữa người nhận tài trợ (khách

hàng) và ngân hàng, với nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng

một khoản cho vay (hoặc hạn mức cho vay) trong một khoảng thời gian và lãi suất

nhất định. Hợp đồng cho vay xác định quyền lợi trách nhiệm của các bên trong mối

quan hệ vay vốn, đồng thời phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Do vậy,

cả ngân hàng lẫn khách hàng đều cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi kí kết hợp đồng

cho vay. Sau đây là nội dung chính của hợp đồng cho vay. Khách hàng: Họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân.

Mục đích sử dụng vốn: Bổ sung vốn lưu động hay đầu tư tài sản cố định... Số lượng cho vay: Là số tiền (hoặc hạn mức cho vay) ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng. Số lượng này có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau.

Lãi suất: Hợp đồng cho vay phải ghi rõ lãi suất mà khách hàng trả đồng thời xác định tính chất của lãi suất (là lãi suất cố định hay biến đổi trong suốt kì hạn cho vay). Nếu lãi suất có thay đổi thì phải xác định rõ các điều kiện thay đổi đó.

Phí: Để có được các cam kết tín dụng có thể khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản phí (ví dụ, phí cam kết) được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên hạn mức cam kết. Mức phí và các điều kiện nộp phải được thể hiện trong Hợp đồng cho vay.

Thời hạn cho vay: Các bên phải nêu rõ thời hạn của khoản vay là bao lâu (có thể là vài tháng hoặc vài năm) kể từ lúc khoản cho vay đầu tiên được giải ngân đến khi người vay trả toàn bộ gốc và lãi. Cũng có trường hợp thời hạn không xác định cụ thể trước mà tuỳ theo thời gian luân chuyển của vật tư hàng hoá là đối tượng tài trợ của ngân hàng.

Các loại đảm bảo: Hợp đồng tín dụng có thể ghi rõ các loại đảm bảo (nếu có) cho các khoản cho vay (kèm theo các hợp đồng phụ) như hợp đồng bảo lãnh, vật tư hàng hoá trong kho, tài sản cố định, hoặc các chứng khoán có giá. Các nội dung quan trọng liên quan đến các đảm bảo như quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng hoặc bán, định giá, bảo hiểm, người bảo quản, quyền sử dụng đối với các

2017/2016 2018/2017 So lượng o√⅛

lưựng

0∕⅛

đảm bảo... đều phải được xác định và ghi rõ trong hợp đồng cho vay.

Giải ngân: Hợp đồng cho vay thường xác định các điều kiện và kì hạn giải ngân. Thường các khoản cho vay nhỏ và trong thời gian ngắn, ngân hàng cấp tiền vay một lần vào đầu kì. Đối với các khoản vay lớn và trong thời gian dài, ngân hàng cấp tiền theo nhiều kì hạn và với các điều kiện cụ thể của mỗi lần cấp vốn.

Điều kiện thanh toán: Hình thức thanh toán nợ đến hạn được các bên thỏa thuận và nêu rõ trong hợp đồng về kỳ hạn trả và số tiền trả. Nợ đến hạn bao gồm cả phần gốc và lãi.

Các điều kiện khác: Tuỳ thuộc điều khoản cuối cùng song rất quan trọng, bao

gồm các thoả thuận giữa ngân hàng cho vay và khách hàng về ưu tiên thanh toán, kiểm

soát tài sản thế chấp và các hoạt động khác của người vay, phong toả tài sản, điều kiện

và phương thức phát mại tài sản, nộp báo cáo định kì, phạt vi phạm hợp đồng.

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cho vay

Sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng, như đã thỏa thuận, ngân hàng sẽ giải ngân vốn vay theo nhu cầu của doanh nghiệp. Kèm theo việc cho vay, ngân hàng kiếm soát khách hàng: Sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không? Quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ không?... Ngân hàng sẽ có cơ hội thu thập thêm nhiều thông tin về KHDN thông qua quá trình này. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượng cho vay đang được đảm bảo. Ngược lại, khi chất lượng khoản cho vay bị đe doạ ngân hàng cần có các biện pháp xử lí kịp thời. Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn hoặc ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng cho vay. Khi phát hiện thấy rủi ro của khoản vay, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn khoản vay, hoặc sử dụng thêm tài sản bảo đảm khác. Đối với ngân hàng đây là bước đi khá nguy hiểm. Do vậy cho tài trợ gắn liền với kiểm soát khách hàng giúp ngân hàng ngăn chặn được các ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục đích của khách hàng. Đây cũng là quá trình ngân hàng thu thập thêm các thông tin bổ sung cho các thông tin đã có ở bước 1 và ra các quyết định cụ thể nhằm hạn chế kịp thời các khoản cho vay xấu.

Bước 4: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới

Quan hệ cho vay kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Các khoản cho

vay đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản cho vay an toàn. Một số truờng hợp, các khoản cho vay đã không hoàn trả hoặc không hoàn trả đủ đúng hạn.

Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của KHDN đang gặp vấn đề, khả năng thanh

khoản bị ảnh huởng. Việc xem xét, tìm ra nguyên nhân là rất quan trọng để giúp ngân

hàng kịp thời đua ra các quyết định mới liên quan đến tính an toàn của các khoản vay.

Truờng hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình không trả nợ, hoặc kinh doanh yếu kém không còn cách cứu vãn, ngân hàng áp dụng phuơng án thanh lý là sử dụng các biện pháp có thể đuợc thu hồi khoản nợ, bao gồm phong toả và bán các tài sản thế chấp, tuớc đoạt các khoản tiền gửi...

Truông hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, song vẫn cố gắng tìm cách khắc phục để trả nợ thì ngân hàng thuờng áp dụng phuơng án khai thác, bao gồm gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm.

2.2.2. Số lượng doanh nghiệp có quan hệ cho vay với Ngân hàng Thươngmại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh ba đình,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w