1.2. Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân
Nội dung mục này xuất phát từ mục tiêu đã xác định trong nghiên cứu đề tài và nhằm tạo ra luận cứ để thực hiện thu thập số liệu tình hình thức tế, từ đó phân tích đánh giá thực trạng và rút ra những kết luận về kết quả, nhất là những hạn chế tạo tiền đề cho những đề xuất để đạt mục tiêu tổng quát, mục tiêu cuối cùng trong nghiên cứu nên đây là một nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trên cơ sở suu tầm, tham khảo và kế thừa một số kết quả của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến chủ đề của đề tài luận văn và những nội dung đã trình bày, phân tích trên, trực tiếp là mục 1.2.1, luận văn cho rằng, để thực hiện đánh giá chất luợng TD KHCN cần dựa trên các cơ sở thông qua các tiêu chuẩn, thuớc đo là hệ thống “Chỉ tiêu”.
Hệ thống chỉ tiêu đuợc luận văn xác định và tổng hợp trong đánh giá chất luợng TD KHCN bao gồm:
Một là, quy mô du nợ cho vay KHCN. Quy mô du nợ cho vay KHCN là số tiền NHTM đang cho KHCN vay tính theo một thời điểm, trong nghiên cứu thuờng sử dụng vào cuối năm. Thông thuờng chỉ tiêu này đuợc sử dụng để đánh giá sự phát triển về mặt luợng hoặc mở rộng cho vay KHCN. Tuy nhiên, luận văn cho rằng chất luợng cho vay KHCN của NHTM cao sẽ thu hút đuợc KH và kéo theo tăng du nợ. Mặt khác, khi cho vay, trong đó có cho vay KHCN, các NHTM luôn quan tâm đến
kiểm soát tín dụng, gắn tăng trưởng với chất lượng và hiệu quả cho vay, bảo đảm an toàn KDTD. [8]
* Xác định chỉ tiêu này có thể thực hiện theo số tuyệt đối hoặc số tương đối, cụ thể như sau:
- Công thức xác định theo số tuyệt đối:
Mdncn= Dn - Dn-1 [3]
Trong đó:
+ Mdncn: Mức tăng, giảm dư nợ KHCN trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước;
+ Dn: Tổng số dư nợ KHCN cuối năm n;
+ Dn-1: Tổng số dư nợ KHCN cuối năm n- 1.
- Công thức xác định theo số tương đối:
Tkhcn (%) = Mkhcn/Dn-1 x 100 [4]
Trong đó:
- Tkhcn: Tốc độ tăng trưởng KHCN vay vốn trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước;
- Mkhcnvà Dn-1: Như công thức [3].
* Ý nghĩa của các chỉ tiêu: Sự biến động tăng/giảm của chỉ tiêu Mkhcn và chỉ tiêu Tkhcncho thấy chất lượng TD KHCN như sau: Giá trị Mkhcnvà Tkhcn tăng phản
ánh xu hướng chất lượng TD KHCN năm nay cao hơn năm trước và ngược lại.
Hai là, nợ quá hạn và nợ xấu. Nợ quá hạn và nợ xấu là số tiền vay/lãi khi đến hạn nhưng khách hàng không trả được NHTM theo thỏa thuận ký kết giữa 02 bên.
Sự khác biệt giữa nợ quá hạn về nợ xấu căn cứ vào thời gian quá hạn không trả được nợ theo quy định trong từng thời kỳ; Nợ xấu có thời gian chưa trả được nợ nhiều hơn nợ quá hạn.
Nợ quá hạn và nợ xấu có thể xác định, tính toán theo số tuyệt đối hoặc số tương đối, cụ thể:
- Công thức xác định theo số tuyệt đối:
+ Dđh: Số tiền vay KHCN phải trả NHTM khi đến hạn;
+ Dđtr: Số tiền vay KHCN đã trả NHTM khi đến hạn. - Công thức xác định theo số tương đối:
Tqhnx (%) = Nqhnx/ Dn x 100 [6]
Trong đó:
+ Tqhnx: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cuối kỳ/năm;
+ Nqhnx: Như công thức [5]
+ Dn: Dư nợ cuối kỳ/năm.
* Ý nghĩa chỉ tiêu. Đây là chỉ tiêu quan trọng, trực tiếp phản ánh chất lượng TD KHCN. Khi giá trị Nqhnx và Tqhnx tăng lên thì chất lượng TD KHCN năm nay thấp hơn năm trước và ngược lại.
Trong điều hành tín dụng, các cơ quan quản lý thường quy định tỷ lệ tối đa về nợ xấu tùy theo từng thời kỳ, bởi tỷ lệ nợ xấu cao sẽ dẫn đến khó kiểm soát dẫn đến rủi ro với những hậu quả khó lường.
Ba là, dự phòng rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng tại NHTM là điều khó tránh nên cần có dự phòng tài chính để bù đắp, hạn chế tổn thất, dù chỉ là một phần khi rủi ro xảy ra. Dự phòng RRTD, trong đó có TD KHCN là số tiền NHTM phải trích nhằm hạn chế tổn thất khi RRTD xảy ra và là một cơ sở, một nguồn vốn xử lý khi RRTD xảy ra theo quy định của pháp luật.
Theo thông lệ quốc tế và quy định tại hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam hiện nay, dự phòng RRTD được trích trên cơ sở phân loại nợ theo 05 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 5 và tỷ lệ trích dự phòng RRTD tương ứng với từng nhóm nợ (từ nhóm 01 đến nhóm 05) lần lượt có tỷ lệ là 0%; 10%; 20%; 50%; 100% tính theo dư nợ của mỗi nhóm. Vì vậy, khi NHTM có dự phòng RRTD càng cao sẽ phản ánh chất lượng tín dụng thấp và ngược lại [9]
Bốn là, thu nhập từ TD KHCN. Với tư cách là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thu nhập là mục đích và mối quan tâm của NHTM. Do vậy, thu nhập là một chỉ tiêu đánh giá tổng hợp chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
Đối với hoạt động tín dụng nói chung và TD KHCN nói riêng, nếu NHTM có thu nhập (thu lãi) từ TD KHCN đúng, đủ, kịp thời từ khách hàng là tín hiệu phản ánh TD KHCN có chất luợng và nguợc lại. Thu nhập từ cho vay KHCN đuợc xác định trên cơ sở số tiền vay, lãi suất cho vay theo thỏa thuận và thời gian vay, công thức xác định nhu sau: X T TN„, ™ Dkhcn X LScvcn tgcvcn [7] Trong đó:
- TNcvcn: Thu nhập/thu lãi từ TD KHCN;
- Dkhcn: Số tiền vay KHCN phải trả lãi NHTM;
- LScvcn: Lãi suất cho vay theo thỏa thuận giữa KHCN và NHTM;
- Ttgcvcn: Thời gian vay vốn của KHCN.
Cần luu ý rằng nếu các NHTM “chạy theo” thu nhập TD KHCN sẽ có thể là một
nguyên nhân dẫn đến rủi ro, giảm sút chất luợng TD, nhất là trong trung và dài hạn.
Năm là, sự hài lòng của KHCN khi vay vốn TD. Nhu đã phân tích trên đây, nhất là tại mục 1.2.1, mặc dù có nhu cầu về vốn và KHCN đã “tìm đến” NHTM để đề nghị vay vốn, song KHCN không thể và không dễ dàng chấp nhận mọi điều kiện từ phía NHTM, từ sự thuận tiện về đi lại, giao thông, khang trang về cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại đến phong cách, tinh thần, thái độ phục vụ, quy trình thủ tục, lãi suất cho vay... Nói một cách ngắn gọn, là khi vay vốn tại NHTM, KH nói chung và KHCN nói riêng luôn cần có sự hài lòng.
Vì vậy, sự hài lòng của KHCN khi vay vốn NHTM là một tiêu chí/chỉ tiêu quan trọng phản ánh, đánh giá chất luợng TD KHCN và thông thuờng khi đo luờng sự hài lòng của khách hàng, sẽ thực hiện điều tra khảo sát dựa trên phiếu khảo sát duới hình thức “bảng hỏi” để thu thập thông tin sơ cấp cần thiết, có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và xử lý phân tích với mức độ khác nhau tùy theo góc độ, mục đích, yêu cầu nghiên cứu và quản lý.
Ngoài các chỉ tiêu/tiêu chí đánh giá chất luợng TD KHCN nêu trên, còn có thể sử dụng một vài chỉ tiêu/tiêu chí khác nhu cơ cấu du nợ, tỷ lệ vốn huy động/du nợ, thu nhập bình quân từ TD KHCN/cán bộ TD, tỷ lệ giữa DPRR tín dụng và du
nợ...
Tuy nhiên, cần lưu ý là mỗi chỉ tiêu đều có những ưu/nhược điểm và phản ánh/đánh giá “chất lượng...” theo một góc độ cụ thể. Vì vậy, cần vận dụng tổng hợp hệ thống chỉ tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh nói chung và TD KHCN nói riêng tại NHTM/Chi nhánh NHTM được nghiên cứu để có kết luận phù hợp với thực tiễn.
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân
Tín dụng, trong đó có TD KHCN tại NHTM là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nhiều nguyên nhân và nâng cao chất lượng TD KHCN, giảm thiểu rủi ro không chỉ là mục tiêu, mong muốn của NHTM và KHCN mà còn là mục tiêu quản lý của cơ quan Nhà nước, sự mong mỏi của nhiều thành viên trong xã hội nhằm ổn định cuộc sống. Vì vậy, nâng cao chất lượng TD KHCN cần thực hiện đồng bộ một hệ thống giải pháp, biện pháp phù hợp trên cơ sở xác định hạn chế và tìm ra nguyên nhân của các hạn chế đó. Muốn vậy, cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TD KHCN tại NHTM. Trong mục này, luận văn trình bày nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TD KHCN theo 03 nhóm: Nhóm nhân tố từ phía NHTM (nhân tố chủ quan/bên trong); Nhóm nhân tố từ KHCN (nhân tố bên ngoài); Nhóm nhân tố từ môi trường kinh doanh (Nhân tố khách quan/bên ngoài) như sau:
Một là, nhân tố từ NHTM. Đây là nhân tố từ bên “cung”, đáp ứng bên “cầu” là KHCN có nhu cầu vay vốn. Do đó, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TD KHCN cần được xem xét đó là: Mô hình, công tác tổ chức, điều hành, định hướng chiến lược và cơ chế chính sách; Uy tín, tiềm lực tài chính, công nghệ; Năng lực, trình độ, phẩm chất đội ngũ cán bộ... cụ thể như sau:
* Mô hình, công tác tổ chức, điều hành, định hướng chiến lược và cơ chế chính sách là những yếu tố quan trọng hàng ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó có TD KHCN. Mô hình cồng kềnh, tổ chức không hợp lý, điều hành không minh bạch, rõ ràng, định hướng chiến lược thiếu/không chính xác, không phù hợp, cơ chế chính sách thiếu/chậm sửa đổi không thích ứng nhanh, nhậy với sự thay đổi trong kinh doanh của NH sẽ là những trở ngai, rào cản, ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng TD KHCN. Vì vậy, các NHTM cần quan tâm, tạo động lực bên trong để nâng cao chất lượng TD KHCN, cụ thể là:
- Tổ chức của NHTM cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định. Tổ chức một cách có
khoa học
sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban,
giữa các đơn vị/chi nhánh với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan
liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách
hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời
các khoản Tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng Tín dụng.
- Các chính sách của NHTM có ảnh hưởng trực tiếp đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không?; Các quy
định về
lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập
hiện có
của người dân hay không?; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ,
tài sản
đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức
tạp hay
đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu...
- Điều hành, quản trị kinh doanh cần bảo đảm cân đối giữa huy động và sử dụng vốn, trong đó có sử dụng vốn vay cho KHCN. Tình hình huy động vốn ảnh
hưởng tới chất lượng tín dụng, trước hết là cơ cấu kỳ hạn vốn huy động cần
phù hợp
với cơ cấu kỳ hạn sử dụng vốn, kiểm soát và bảo đảm sử dụng vốn huy động ngắn
tình hình kịp thời và tham mưu chính xác cho lãnh đạo để có biện pháp xử lý uốn nắn, nhắc nhở sửa chữa thiếu sót và có các biện pháp giải quyết kịp thời sai lầm không để xảy ra hoặc giảm thiểu tổn thất.
* Uy tín, tiềm lực tài chính, công nghệ. Uy tín là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bởi uy tín và thương hiệu tạo ra niềm tin đối với
khách hàng, thu hút khách hàng tốt, có năng lực và luôn giữ chữ tín trong kinh
doanh đến với ngân hàng và do đó tạo thuận lợi cho chất lượng tăng lên. Tiềm lực tài chính tạo cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời tạo sức chống đỡ của NHTM trước những biến động khó lường của kinh tế vĩ mô và duy trì ổn định kinh doanh, bảo đảm thực hiện các thỏa thuận đã ký và các cam kết với khách hàng.
Do đặc thù của hoạt động kinh doanh và đặc điểm của TD KHCN cùng bối cảnh đang diễn ra cách mạng 4.0, công nghệ các trở nên quan trọng và có ảnh hưởng lớn hơn. Công nghệ hiện đại giúp NHTM cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay KHCN là giao dịch với số lượng khách hàng lớn và đa dạng nên khối lượng công việc rất nhiều, cần xử lý nhanh, kịp thời, chính xác. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng.
* Phẩm chất và trình độ của cán bộ ngân hàng. Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sở dĩ như vậy là
vì cán
bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ
bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với
rủi ro đạo đức sẽ xảy ra. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công trong KDTD. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định đuợc tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng nhu sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi... từ đó phân tích đuợc khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật nói chung, môi truờng kinh tế xã hội, đuờng lối phát triển của đất nuớc, sự thay đổi của thị truờng đoán truớc đuợc những biến động có thể xảy ra từ đó tu vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phuơng án kinh doanh cho phù hợp.
Hai là, nhân tố từ phía KHCN. Khách hàng là bên “cầu” trong quan hệ tín dụng/cho vay của NHTM. Vì vậy, các nhân tố ảnh huởng đến chất luợng tín dụng/cho vay tập trung thể hiện qua các nội dung sau:
- Kinh nghiệm, trình độ SXKD sử dụng vốn vay và năng lực tài chính của khách hàng vì đây là những nhân tố tạo nguồn trả nợ. Với mỗi cán bộ tín
dụng vấn
đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay
vốn đuợc ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu về
năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân
hàng cần
xem xét kỹ luỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc
nguồn đủ
mạnh nhung không ổn định.
- Đạo đức khách hàng: Đối với cho vay KHCN, đạo đức, văn hóa ứng xử xã hội là nhân tố quan trọng cần đuợc phân tích, đánh giá một cách chính xác vì
đây là
nội dung tế nhị, nhạy cảm. Nếu nhu khách hàng là nguời có ý thức trả nợ tốt,
lớn và tạo thuận lợi cho mọi hoạt động, trong đó có hoạt động NHTM nói chung và