Tăng cường kiểm soát rủi ro, thường xuyên đánh giá xử lý nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh tiết kiệm bưu điện,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 86)

nợ xấu

Tăng cường kiểm soát rủi ro đã, đang và sẽ còn là công việc thường xuyên của các chi nhánh NHTM và Chi nhánh không phải là ngoại lệ. Như phân tích và đánh giá về nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh tại Chương 2, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu về cho vay KHCN của Chi nhánh không cao, song có chiều hướng gia tăng, tiểm ẩn nhiều rủi ro.

Vì vậy, Chi nhánh cần thực hiện rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo quy định của Hội sở và NHNN để cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi quá hạn... tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để ổn định hoạt động kinh doanh, có nguồn vốn để trả nợ cho Chi nhánh cũng như giảm nợ xấu cho Chi nhánh.

Đối với từng trường hợp nợ xấu khác nhau, cần tìm ra nguyên nhân nợ xấu để có hướng giải quyết phù hợp với từng trường hợp khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên có kịch bản xử lý nợ xấu chung đối với những địa bàn, khu vực có nhiều khoản nợ xấu nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, đảm bảo tính đồng nhất trong thực hiện.

Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ của Chi nhánh, kiểm soát chặt chẽ quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân. Định kỳ rà soát hồ sơ tín dụng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nợ xấu từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm tiết giảm chi phí xử lý nợ xấu.

Xây dựng lộ trình giảm dần dư nợ đối với từng khoản nợ xấu phù hợp với từng đặc điểm khách hàng. Bên cạnh đó, nên có sự phối hợp chặt chẽ trong đánh giá, rà soát các khoản vay giữa kênh phân phối và trung tâm xử lý nợ để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, đảm bảo chủ trương chính sách của Hội sở và Chi nhánh.

Hạn chế tình trạng lách phương án vay vốn của từng khoản vay đảm bảo kiểm soát tốt việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Bên cạnh đó, cần giới hạn hạn mức cho vay đối với một số sản phẩm tín dụng tiêu dùng, cho vay hợp tác góp vốn

vào doanh nghiệp, công ty.

Thực hiện chính sách tái tài trợ các khoản vay tại các NHTM khác một cách thận trọng nhằm đảm bảo phát triển khách hàng tốt. Trong đó đề cao kiểm soát tốt việc đánh giá đúng thông tin nhóm nợ khoản vay, uy tín thanh toán, năng lực tài chính và đảm bảo của khách hàng tại NHTM khác.

Thực hiện thường xuyên đánh giá đúng tình trạng của bên đi vay hơn là áp dụng đúng các công thức và phương pháp tính toán tự động cụ thể như chấm điểm tín dụng. Đây là công cụ để đo lường và ước lượng xác suất rủi ro đối với khách hàng tiềm năng. Hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân thường thiết kế để cải tiến quy trình cho vay, đặc biệt thường được thiết kế theo sản phẩm cho vay có quy trình chuẩn.

Hoàn thiện xây dựng chương trình quản lý hồ sơ tín dụng, thống kê dư nợ theo từng địa bàn, khu vực hay ngành nghề kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung vào một khu vực hay ngành nghề nào đó, đảm bảo phân tán rủi ro giữa các ngành nghề, khu vực, sản phẩm tín dụng.

Bên cạnh hoạt động cho vay cần đẩy mạnh hoạt động kiểm tra sử dụng vốn vay bao gồm kiểm tra trước khi cho vay, kiểm tra trong khi cho vay, kiểm tra sau khi cho vay nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết khi được cấp tín dụng. Việc kiểm tra phải được thực hiện kết hợp giữa hai hình thức là kiểm tra thực tế và kiểm tra chứng từ nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả cao.

Thường xuyên cập nhật các hồ sơ tín dụng có dấu hiệu lừa đảo, trục lợi để cảnh báo cho toàn hệ thống. Đây là cẩm nang cho nhân viên tín dụng xem xét nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình đề xuất cấp tín dụng.

Thu hồi quyền quyết định tín dụng đối với các đơn vị, nhân viên tư vấn tài chính cá nhân phát sinh nợ xấu cao buộc đơn vị, nhân viên chuyển hồ sơ về trung tâm tín dụng cá nhân và được xét duyệt bởi cấp phê duyệt hội sở.

Xây dựng hệ thống theo dõi đối với từng nhóm khách hàng liên quan để đảm bảo quản lý tốt, kiểm soát tỷ lệ cho vay đối với từng nhóm khách hàng liên quan theo đúng quy định của Hội sở và của NHNN.

Định kỳ tổng hợp danh sách các nhân viên tư vấn tài chính cá nhân có tỷ lệ quá hạn cao để hạn chế quyền đề xuất thẩm định các hồ sơ tín dụng. Hồ sơ của các nhân viên tư vấn tài chính cá nhân bị khóa quyền hoặc các đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn cao được chuyển qua Trung tâm tín dụng cá nhân xem xét và đề xuất. Điều này tạo thuận lợi cho các đơn vị và nhân viên kinh doanh trong việc tập trung xử lý hồ sơ nợ quá hạn, tạo sự khách quan trong đánh giá hồ sơ.

Chi nhánh cần nghiên cứu và đề xuất với hội sở về xây dựng dữ liệu, thống kê và phân tích dư nợ tăng trưởng theo từng đối tượng, từng khu vực nhằm xác định những địa bàn với các ngành nghề đặc trưng có dư nợ cấp tín dụng cao để hạn chế xảy ra tình trạng nợ xấu, gây tốn kém chi phí trong giải quyết nợ xấu.

Rà soát khoản vay nhằm phát hiện sớm các khoản vay có khả năng diễn biến xấu. Từ đó đưa ra các biện pháp xử lý giảm dần dư nợ theo lộ trình hay đẩy nhanh tiến độ bán tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay, tiết giảm chi phí xử lý.

Mặt khác, cần thực hiện định kỳ rà soát tài sản đảm bảo, phản ánh đúng giá trị thị trường, đánh giá khả năng thanh khoản. Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp trong trường hợp biến động sụt giảm nhiều nhằm giảm thiểu rủi ro khoản vay, gia tăng sức ép trong việc trả nợ của khách

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định, chất lượng nguồn nhân lực và công tác cán bộ là nhân tố quan trọng hàng đầu trong các tổ chức, đơn vị, trong đó có NHTM và khi nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển thì những đòi hỏi trình độ, năng lực của cán bộ ngân hàng ngày càng cao. Nhân lực là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, mỗi cán bộ NHTM phải được đào tạo bài bản và thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, đảm đương tốt công việc được giao.

Thực tế theo kết quả khảo sát như trình bày và phân tích tại Chương 2 cho thấy, cán bộ tín dụng còn những bất cập dẫn đến sự chưa hài lòng của KHCN vay vốn do thiếu những chia sẻ, đồng cảm với khách hàng, thiếu trình độ, khả năng giải thích những thắc mắc, tư vấn cho KHCN. Vỉ vậy, công tác cán bộ trong thời gian tới cần tập trung làm tốt các vấn đề như sau:

- Trước hết LienVietPostBank Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện phải có một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ đồng bộ, phải luôn bám sát tình hình thực tế, xây dựng được một tập thể cán bộ đoàn kết, trong đó ban lãnh đạo và cán bộ phụ trách là những người năng nổ, dám làm, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, cùng với đôi ngũ cán bộ tín dụng có trình độ cao, nhiệt tình và tháo vát trong công việc;

- Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng, thẩm định dự án... phải là những người trung thực, khách quan, thẳng thắn, kiên định, có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng, ngoài trình độ chuyên môn còn cần phải sâu sát với thực tế, hiểu biết nhận định về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật .. .có như thế mới đảm bảo tạo điều kiện cho các khách hàng vay được vốn ngân hàng đồng thời sử dụng vốn vay hiệu quả;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được xây dựng một cách thiết thực trên cơ sở xác định tiêu chí cụ thể cho từng vị trí và đánh giá năng lực của từng cán bộ theo vị trí được phân công, từ đó có sự điều chỉnh, phân công, sắp xếp lại công việc cho phù hợp hơn với sở trường của cán bộ hoặc xác định đúng, cụ thể nội dung kiến thức cần bồi dưỡng cho cán bộ để ngày càng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Các hình thức đào tạo bồi dưỡng cũng cần được nghiên cứu và triển khai cho phù hợp trên cơ sở coi trọng phân tích những tình huống cụ thể trong thực tiễn để người học thảo luận, đánh giá rút ra kinh nghiệm, tránh bồi dưỡng “lý thuyết suông, sáo rỗng” gây lãng phí thời gian và kinh phí, ảnh hưởng đến công việc.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh tiết kiệm bưu điện,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w