Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh tiết kiệm bưu điện,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 78)

Việt Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện đến năm 2022

Đối với bất kỳ doanh nghiệp/Chi nhánh NHTM nào, việc nghiên cứu “định hướng” để tìm một “lối đi” phù hợp để từ đó xây dựng kế hoạch và lộ trình phát triển kinh doanh là điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu và LPB Tiết Kiệm Bưu điện không phải là ngoại lệ. Vì vậy, để xác định hướng đi và xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện, Chi nhánh cần thực hiện phân tích, đánh giá và xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Chi nhánh như điểm mạnh về đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, được đào tạo bài bản... Bên cạnh đó là những bất cập như hệ thống phòng Giao dịch còn khiêm tốn (04 phòng) tại 04 Huyện, chưa có phòng Giao dịch trên địa bàn Quận... và tình hình phát triển kinh tế- xã hội theo kế hoạch của Thành phố Hà Nội vừa tạo cơ hội vừa là thách thức trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Từ những phân tích đánh giá về Chi nhánh và nhiệm vụ được Hội sở LVPBank giao, định hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của LPB Tiết Kiệm Bưu điện đến năm 2022 được xác định theo hướng và mục tiêu cụ thể như sau:

* Định hướng hoạt động kinh doanh của LPB Tiết Kiệm Bưu điện:

- Nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, phân tích nắm bắt kịp thời tình hình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, bám sát chủ trương, cơ chế và tranh thủ sự chỉ đạo của Hội sở chính để xây dựng và triển khai KHKD hàng năm, hàng quý của Chi nhánh, bảo đảm sự phân bổ chỉ tiêu kế hoạch hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của các đơn vị trong Chi nhánh theo quý/năm;

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đề ra. Lãnh đạo, chỉ đạo của Chi nhánh là yếu tố quan trọng bảo đảm sự thành công trong mọi hoạt động nên cần có sự phân công phù hợp với năng lực, sở truờng của từng cán bộ theo từng lĩnh vực hoạt động;

- Định kỳ/ đột xuất tổ chức các cuộc họp, giao ban cần thiết, có hiệu quả nhằm đánh giá tình hình kinh doanh, điều chỉnh kế hoạch và xử lý kịp thời các bất cập nảy sinh, không để hiện tuợng, rủi ro đáng tiếc xảy ra. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thuờng xuyên và định kỳ kết quả thực hiện công việc trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc;

- Xây dựng và triển khai chiến luợc khách hàng, xác định và huớng tới khách hàng mục tiêu, tăng cuờng tiếp thị trực tiếp tại các địa bàn trọng điểm của Chi nhánh;

- Phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gắn với kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn và HQKD, không ngừng nâng cao chất luợng nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu trong kinh doanh của Chi nhánh, có lộ trình và từng buớc nâng cao vị trí của xếp hạng, tạo hình ảnh của Chi nhánh.

* Mục tiêu hoạt động kinh doanh: Trên cơ sở kế hoạch đuợc giao, mục tiêu hoạt động của Chi nhánh cần phấn đấu hoàn thành và vuợt kế hoạch, cụ thể:,

- Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh, bảo đảm mức tăng truởng ổn định bình quân/năm đạt trên 20%;

- Hoạt động kinh doanh tín dụng của Chi nhánh, bảo đảm an toàn, hiệu quả với mức tăng truởng ổn định bình quân/năm đạt khoảng 15%;

- Chuyển dịch cơ cấu huy động vốn và cơ cấu tín dụng theo huớng tối uu và kiểm soát rủi ro với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu không quá 2,0%;

- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ khác nhu kinh doanh thẻ, chuyển tiền... với mục tiêu về thẻ là tăng cả số luợng thẻ lũy kế và doanh số thanh toán thẻ tăng trung bình/năm 05% và hạn chế thẻ không sử dụng, thẻ “chết” duới 1,5%;

- Xây dựng, phát triển nền khách hàng bền vững gắn với sàng lọc khách hàng, bảo đảm luợng khác hàng tăng dần qua các năm với mức tăng bình quân/năm là 10%;

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt- Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện đến năm 2022

Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh đến năm 2022, định hướng nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Chi nhánh đến năm 2022 cần tập trung vào các vấn đề, nội dung như sau:

* về khách hàng. Tập trung phát triển sàng lọc khách hàng, chú trọng nâng dần tỷ lệ khách hàng cá nhân vay vốn/tổng khách hàng giao dịch với Chi nhánh hàng năm trên cơ sở giao nhiệm vụ và địa bàn cụ thể cho phòng KHCN và các PGD. Theo đó, cán bộ tín dụng KHCN tại các đơn vị phải thường xuyên năm bắt, tìm hiểu, am hiểu địa bàn được phân công và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài Chi nhánh để có kế hoạch tiếp cận, thu hút khách hàng. Phát triển số lượng khách hàng cá nhân vay vốn, nâng tỷ trọng khách hàng cá nhân vay vốn/tổng khách hàng giao dịch tại Chi nhánh lên khoảng 12%.

* về tăng trưởng dư nợ. Duy trì tăng trưởng tín dụng KHCN ở mức độ cao hơn tăng trưởng tín dụng nói chung trên cơ sở đẩy mạnh marketing co hiệu quả, năm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng, nhất là khách hàng VIP, khách hàng trong độ tuổi 30- 45 tuổi, khách hàng có nguồn thu nhập cao và ổn định. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng KHCN hợp lý, trú trọng tín dụng KHCN phục vụ SXKD, đồng thời, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong tín dụng tiêu dùng, ngăn chặn, đẩy lùi “Tín dụng đen”, thực hiện liên kết với nhà cung cấp sản phẩm như các chủ đầu tư cung cấp nhà ở, các siêu thị... Quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng KHCN cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung, nâng tỷ trọng tín dụng KHCN/tổng dư nợ lên mức 50%. Chuyển dịch cơ cấu dịch vụ TDBL theo hướng, TDBL phục vụ SXKD chiểm tỷ trọng tối thiểu 50%, còn lại là tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Tập trung rà soát cho vay mua nhà, phát hiện, hạn chế và xử lý lợi dụng đầu tư BĐS.

* về kiểm soát rủi ro cho vay KHCN. Đây là một nội dung quan trọng cần thực hiện thường xuyên và ngày càng tốt hơn trong mối quan hệ với quản trị rủi ro

nói chung của Chi nhánh. Tăng cường kiểm soát rủi ro, tránh kiểm tra hình thức, thực hiện đẩy đủ, nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tại các khâu trước, trong và sau khi cho vay, phát hiện và ngăn chặn kịp thời rủi ro, nhất là rủi ro đạo đức. Phối hợp với các co quan để xử lý dứt điểm các trường hợp chây ỳ, không trả nợ. Kiểm soát rủi ro cho vay KHCN, bảo đảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay KHCN thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu chung khoảng 10%;

* về nguồn nhân lực. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng KHCN nói riêng theo hướng kết hợp tự đào tạo và được đào tạo bồi dưỡng, bảo đảm tính chuyên nghiệp ngày càng cao, hạn chế và tiến tới chấm dứt những phàn nàn chưa hài lòng không đáng có từ phía khách hàng nói chung và khác hàng cá nhân vay vốn nói riêng.

* về cơ sở vật chất. Tăng cường cơ sở vật chất, tạo môi trường làm việc ngày càng tốt hơn cho cán bộ, trong đó có cán bộ cho vay KHCN, đồng thời tạo niềm tin, sự thoải mái khi đến giao dịch vay vốn của KHCN.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh tiết kiệm bưu điện,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 78)

w