Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và chuyển dịch cơ cấu cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh tiết kiệm bưu điện,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 80)

hàng cá nhân

Cũng như các Chi nhánh khác trong hệ thống LPB, Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện thực hiện triển khai các sản phẩm của LienVietPostBank. Theo đó, Chi nhánh một mặt cần đa thực hiện dạng hóa sản phẩm để phân tán rủi ro, mặt khác cần quan tâm năm bắt nhu cầu của KHCN và sản phẩm của các Chi nhánh, NHTM khác để có những đề xuất với Hội sở nhằm ngày càng hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hoàn thiện sản phẩm chỉ là việc tạo ra những phiên bản mới trên những sản phẩm hiện tại với những tính năng ưu việt hơn dựa trên những sản phẩm hiện tại. Cùng với việc hoàn thiện sản phẩm, ngân hàng rất coi trọng việc phát triển sản phẩm mới. Bởi sản phẩm mới sẽ làm đa dạng hơn danh mục sản phẩm kinh doanh, giúp Ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu mới phát sinh của Khách hàng, từ đó tăng tính cạnh tranh, tăng vị thế, uy tín và hình ảnh của Ngân

hàng trên thị trường.

Phát triển cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên. Những cán bộ có khả năng vay cao nhất là cán bộ công nhân viên Nhà nước, do họ được cơ quan chứng nhận có thu nhập ổn định và cam kết trả đủ nợ vay trong trường hợp người vay không có khả năng hoàn trả vốn vay. Tuy nhiên những ngành nghề khác như giáo viên, bác sĩ... mặc dù thu nhập từ lương không cao nhưng thu nhập thêm hợp pháp khá cao. Do đó, họ là những khách hàng tiềm năng mà Chi nhánh cần khai thác như luận văn đã xác định trong định hướng (mục 3.1.2).

Tập trung phát triển các sản phẩm cho vay mang tính đặc thù đối với từng địa phương nhằm tăng trưởng dư nợ tín dụng, phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng địa phương, thực hiện theo chủ trương đường lối phát triển kinh tế của nhà nước đồng thời giúp ngân hàng phân bổ rủi ro kiểm soát tỷ lệ cho vay đối với từng ngành, từng vùng kinh tế.

Hiện nay có rất nhiều các tổ chức tín dụng cung cấp sản phẩm dịch vụ tín dụng cá nhân. Khi sử dụng sản phẩm, khách hàng thường có sự so sánh, đánh giá, quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm nào có mức độ hoàn thiện và chất lượng cao nhất. Như vậy, mức độ hoàn thiện và nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ sẽ là nhân tố quyết định sự trung thành, mối quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng.

Thực hiện lộ trình “Hoàn thiện trên từng bước tiến”, LienVietPostBank Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đem lại cho khách hàng sự lợi ích và thuận lợi tối đa khi giao dịch với Chi nhánh. Mặt khác, như đã phân tích và đánh giá trong Chương 2, cơ cấu dư nợ cho vay KHCN hiện nay tại Chi nhánh chưa hợp lý, tỷ trọng dư nợ cho vay sản phẩm mua nhà và cho vay bảo đảm bằng BĐS còn chiếm tỷ trọng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, Chi nhánh cần có lộ trình và từng bước chuyển dịch cơ cấu dư nợ cho vay KHCN, bảo đảm vừa kiểm soát các khoản vay có độ rủi ro cao, vừa điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng: Tăng cường hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, thông tin kịp thời cho KH về những đổi mới của dịch vụ, nhất là những đổi mới có lợi cho khách hàng; Đề xuất bổ sung những tính năng mới cho sản phẩm; Đề xuất cải tiến quy

trình nghiệp vụ cho vay cá nhân nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, gọn nhẹ, giảm thời gian và chi phí cho khách hàng trong việc làm thủ tục; Và xây dựng nếp văn hóa văn minh lịch sự trong chi nhánh, đặc biệt quan tâm đến thái độ, tác phong giao tiếp với khách hàng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh tiết kiệm bưu điện,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w