và mật độ số lượng NHTM đông sẽ làm cho việc nâng cao chất lượng tín dụng
KHCN gặp nhiều khó khăn và ngược lại. Số lượng NH là chỉ tiêu tuyệt đối phản
ánh số lượng NH cùng cạnh tranh trên địa bàn tại một thời điểm nhất định; - Lãi suất, danh mục sản phẩm và thủ tục cho vay của đối thủ cạnh tranh:
KH bao giờ cũng có tâm lý so sánh và lựa chọn NH có lãi suất cho vay thấp hơn,
danh mục sản phẩm phong phú hơn và thủ tục, điều kiện vay linh hoạt. Do vậy,
để nâng cao chất lượng tín dụng KHCN, NHTM cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh.
1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân củaNgân Ngân
hàng thương mại
1.3.1. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- Chi nhánh Tây Hồ[15]
Là một trong những chi nhánh lớn của hệ thống ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Techcombank chi nhánh Tây Hồ luôn chú trọng về mặt hình ảnh và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để gia tăng số lượng khách hàng sử
Tây Hồ lại có tốc độ tăng trưởng tín dụng KHCN những năm gần đây mạnh mẽ như vậy.Tín dụng sáu tháng đầu năm 2019 của Techcombank Hồ Tây tăng 12,3%, cao hơn mức tăng chung của toàn hệ thống. Trong khi, Techcombank Hồ Tâyđặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 12%. Vốn huy động tăng 16-18%. Con số này chỉ tính riêng huy động từ dân cư và hộ sản xuất. Điều đó cho thấy niềm tin của khách hàng khu vực quận Tây Hồ vào Techcombank là rất tốt và khẳng định sự bền vững trong hoạt động. Nếu so với tình hình chung của các ngân hàng tại địa bàn quận Tây Hồ trong những năm gần đây và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế thì kết quả đạt được là rất tốt. Để đạt được những thành công đó, Techcombank Hồ Tây đã thực hiện thứ nhất, là tính đoàn kết rất cao trong bộ máy lãnh đạo cũng như trong cả tập thể; tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung đó là phát triển Techcombank trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, hàng đầu khu vực. Ngân hàng đã thực hiện những biện pháp cụ thể như tăng cường bỗi dưỡng cán bộ về chuyên môn cũng như tinh thần văn hóa ngân hàng; đẩy mạnh vai trò của các hoạt động tập thể; có sự học hỏi và giao lưu giữa các chi nhánh.
Bên cạnh đó, Techcombank còn có thế mạnh về vốn, thương hiệu, mạng lưới hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hàng đầu với dịch vụ thực hiện giao dịch từ máy ATM không cần thẻ ... và điều quan trọng nhất là Techcombank Hồ Tây có một đội ngũ nhân sự tốt, chuyên nghiệp, năng động và tận tâm, tận lực với sự nghiệp phát triển chi nhánh. Techcombank Hồ Tây liên tục chú trọng tới chất lượng nhân viên tín dụng khối doanh nghiệp và đặc biệt khối cá nhân. Cụ thể: chi nhánh đã tăng cường quảng bá thương hiệu qua kênh chuyên viên tín dụng đến trực tiếp từng cá nhân, hộ sản xuất; hợp tác với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tiêu dùng để giới thiệu các gói tín dụng cho cá nhân, hộ sản xuất. Ví dụ, kết hợp với thế giới di động, FPTShop, các công ty điện máy,... để mở rộng số lượng khách hàng và gia tăng lợi nhuận dịch vụ cho vay của chi nhánh.
1.3.2. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thụy Khuê[16] Khuê[16]
Những năm qua, hoạt động TD KHCN của VPBank- Chi nhánh Thụy Khê đã đạt được những kết quả đáng khích lệ do Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp
như liên kết với các cửa hàng điện thoại, điện máy như Thế giới di động, Điện máy xanh, FPTShop, các Thẩm mỹ viện như Deaura, Thu Cúc, Balisa.
Đồng thời, Chi nhánh còn đẩy mạnh lĩnh vực cho vay mua xe ôto bằng cách liên kết với các showroom của các hãng lớn như Mercedes, Toyota, Ford... Nhờ việc triển khai kí kết các hợp đồng kinh tế với hãng xe lớn cùng với chế độ chi trả hoa hồng hấp dẫn dành cho các nhân viên môi giới bán xe tại showroom đã khiến cho lượng khách hàng vay mua xe oto tăng khá mạnh ở VPbank Thụy Khê, nhờ đó đóng góp lớn vào tăng trưởng dư nợ cá nhân cho ngân hàng này và giúp VPbank Thụy Khê trở thành một trong những chi nhánh có doanh số khách hàng cho vay mua xe ôto cao nhất so với các chi nhánh cùng hệ thống.
Đạt được kết quả trên là do VPbank Thụy Khê đã vận dụng linh hoạt các hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, nới lỏng cơ chế xét duyệt đối với những khách hàng nợ quá hạn, nợ xấu, tăng cường sự phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể trong hoạt động tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo nhằm phát hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc xảy ra trong thực tế. Vì vậy, những sai sót về nghiệp vụ được phát hiện sớm và giải quyết kịp thời. Chi nhánh thường xuyên đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, gắn trách nhiệm cá nhân với nhiệm vụ được giao; xử lý các khoản nợ xấu khó thu hồi của các cá nhân, hộ sản xuất. Chú trọng việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm bảo đảm chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro.
Với những biện pháp trên, nhìn chung vốn vay của ngân hàng đã được khách hàng đầu tư sử dụng đúng mục đích, đem lại lợi nhuận cao.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Bưu điện LiênViệt- Việt-
Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện
Một là, cần phân tích môi trường kinh doanh, nghiên cứu tìm hiểu tốt thị trường, địa bàn hoạt động của Chi nhánh, đồng thời phân tích, đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh và những hạn chế của Chi nhánh để xây dựng và vận dụng cơ chế linh hoạt theo thẩm quyền được Hội sở phân quyền về lãi suất và ân hạn/thu nợ. Đồng thời có những đề xuất kiến nghị kịp thời, tranh thủ sự chỉ đạo hỗ trợ của Hội
sở về triển khai sản phẩm TD KHCN, nhất là những sản phẩm mới, những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm khác biệt, nổi trội.
Hai là, coi trọng công tác marketing, xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả marketing nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm từng bước xây dựng hình ảnh, uy tín của Chi nhánh đối với các đối tác, các cửa hàng, các showroom của các hãng lớn như Mercedes, Toyota, Ford và đối với người tiêu dùng.
Ba là, không ngừng quan tâm tạo sự đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, thu hút khách hàng, am hiểu truyền thống văn hóa- xã hội, phong tục, tập quán... Phát huy lợi thế sức mạnh của đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản đồng thời thường xuyên nhắc nhỏ, uốn nắn kịp thời những khiếm khuyến, chưa dày dặn kinh nghiệm...
Bốn là, thực hiện liên kết tăng cường triển khai bán chéo sản phẩm với các đối tác khác để sản phẩm của ngân hàng đa dạng và tiện ích hơn trên cơ sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với các công ty bảo hiểm cung cấp các sản phẩm tiết kiệm tặng kèm bảo hiểm, cho vay kèm bảo hiểm...
Năm là, thường xuyên tổ chức tự đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh nói chung, kinh doanh tín dụng và tín dụng KHCN nói riêng của Chi nhánh dưới nhiều hình thức, bảo đảm đơn giản, trung thực từ nhiều chiều thông tin như phía khách hàng, cơ quan quản lý để có những biện pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ trong đó có TD KHCN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1 tác giả đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò tín dụng khách hàng cá nhân cũng như khái niệm, chỉ tiêu đánh giá, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân ở một số nước trên thế giới. Việc hiểu được các khái niệm cơ bản nhất cung cấp cho tác giả một cách nhìn tổng thể từ đó có thể hiểu rõ chất lượng tín dụng nói chung cũng như chất lượng tín dụng nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong quản trị ngân hàng. Bên cạnh đó đúc kết kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng học tập từ một số nước trên thế giới nhằm đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn ổn định, xây dựng thị trường tín dụng lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế, ổn định hệ thống chính sách tiền tệ trong nước. Trên cơ sở lý luận chung về dịch vụ tín dụng khách hàng cá nhân, chương 1 của luận văn có thể xem là tiền đề quan trọng để có thể đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ tín dụng khách hàng cá nhân và đưa ra giải pháp để phát triển dịch vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Tiết kiệm bưu điện.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN