Áp dụng mô hình P.E.S.T

Một phần của tài liệu 0105 giải pháp marketing trong công tác huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 63 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Áp dụng mô hình P.E.S.T

Phân tích P.E.S. T

* Môi trường chính trị pháp luật (P)

Các yếu tố chính trị - pháp luật có thể tạo ra cơ hội hoặc đe doạ thị trường mục tiêu của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh đó là các nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh, nguồn lao động, đặc biệt lưu ý tới thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

về địa lý: Bắc Ninh là một tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ có diện tích tự nhiên là 822,7km2, với dân số khoảng trên 1 triệu người, chiếm 0,25% diện tích tự nhiên và 1,15% dân số cả nước, là một tỉnh nhỏ nhất cả nước nhưng lại đông dân.

về chính trị: Đổi mới về chính trị, tăng cường năng lực của bộ máy chính trị, xử lý vấn đề tham nhũng trong bộ máy công quyền và khu vực kinh tế nhà nước.

về kinh tế: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất và lượng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế động lực phía Bắc, Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 18; xuất phát từ tiềm năng, lợi thế và các cơ hội phát triển của tỉnh. từ nay đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh sẽ phát triển theo các quan điểm cơ bản sau:

Phát huy cao độ nội lực, nắm vững thời cơ và các vận hội mới của đất nước trong hội nhập quốc tế (APEC, WTO) để thu hút đầu tư phát triển nhanh, sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh khác trong vùng và cả nước, tiến tới xây dựng Bắc Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế mạnh của vùng kinh tế động lực phía Bắc.

Phát triển nền kinh tế của tỉnh hiệu quả và bền vững, có cơ cấu hiện đại và sức cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng cao. Coi trọng phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng nền nông lâm ngư nghiệp sinh thái đa dạng, hiệu quả, gắn với hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn.

Đầu tư tập trung, có trọng điểm để hình thành các sản phẩm chủ lực và các khu vực lãnh thổ động lực. Huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực ngoài nước để phát triển nhanh Khu Công nghiệp đã được phê duyệt, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Đổi mới và phát triển mạnh giáo dục đào tạo, đảm bảo có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ xã hội. Lấy tăng trưởng kinh tế để giải quyết công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo và toàn dụng lao động, đảm bảo công bằng, ổn định xã hội và sự đoàn kết nhất trí giữa các cộng đồng dân cư trong tỉnh.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng khối đại đoàn kết trong tỉnh, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ và cải thiện tài nguyên - môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

về xã hội: Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

-Hạn chế tốc độ tăng dân số, duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1,0% trong cả thời kỳ từ nay đến năm 2020.

-Duy trì và củng cố vững chắc thành quả phổ cập THCS, hoàn thành phổ cập THPT vào năm 2020. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tỉnh hiện nay 70 - 75% và khoảng 85% năm 2020.

-Từ nay đến năm 2020, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 2 vạn lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị hiện nay là 5% và dưới 3% năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới hiện nay là 5% và dưới 3% năm 2020. -Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã hiện nay đạt 90% số trạm xá xã có bác sỹ; 85% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế và đạt 100% trước năm 2015; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn khoảng 7% vào năm 2015 và dưới 4% vào năm 2020.

-Đến năm 2015, toàn bộ các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã có 80% số đường được trải nhựa hoặc bê tông; 100% số xã có điện; 100% dân số được nghe đài phát thanh, 95% dân số được xem truyền hình. Năm 2020 toàn bộ hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường đến trung tâm xã và cụm xã được rải nhựa hoặc bê tông, 100% dân số được xem truyền hình.

* Môi trường kinh tế (E)

- về tăng trưởng kinh tế:

Trong những năm đổi mới vừa qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt từ năm 2011 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, kinh tế của tỉnh có bước phát triển khả quan. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15 %/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước (tốc độ trung bình cả nước là 7-8%), tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo.

Tuy nhiên, tăng trưởng thời kỳ 2011-2015, do đây là năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm và do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu nó có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của nước ta cũng như của tỉnh, do vậy chưa đánh giá chính xác được

mục tiêu Đại hội XVIII đề ra là tăng trưởng các năm là 15% trở lên.

- về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu ngành: Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ hơn, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp trong tổng GDP có xu hướng tăng lên và tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh tuy chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm; và chưa vững chắc, phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư từ ngân sách Trung ương. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh, những năm qua tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt ở mức khá, nhưng phần đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng là khá lớn, (vẫn phải sử dụng từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương) nên tác động của ngành công nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế của Tỉnh còn chưa đạt yêu cầu đề ra. Khu vực dịch vụ tăng trưởng còn chưa được cao như kỳ vọng và không ổn định nên tỷ trọng các ngành dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh có tăng, tuy không nhiều.

-Cơ cấu thành phần kinh tế: Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và chuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trường. Khu vực kinh tế quốc doanh ngày càng thu hẹp, kinh tế ngoài quốc doanh được phát triển, chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp và các ngành dịch vụ.

-Khu vực quốc doanh: Về cơ bản tỉnh đã hoàn thành việc đẩy nhanh việc thực hiện đổi mới và xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh việc củng cố một số doanh nghiệp công ích và các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên, phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh sẽ được cổ phần hoá.

-Khu vực ngoài quốc doanh: Tỉnh đã huy động được nguồn lực đáng kể trong dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực, nên thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển năng động hơn. Kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tỏ rõ sự thích nghi với cơ chế thị trường nên đạt tốc độ tăng trưởng khá, chiếm

tỷ trọng ngày càng cao trong tổng GDP.

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã được hình thành và phát triển đến hết năm 2012 toàn tỉnh có 390 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,6 tỷ USD, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng năm 2012 tỷ trọng trong GDP của khu vực FDI chiếm 31,9%. Sự gia tăng này đã góp phần làm cho tỷ trọng trong GDP ngành công nghiệp chiếm 60,2%, đây sẽ là tác nhân không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai.

- Cơ cấu lãnh thổ:

+ Cơ cấu thành thị và nông thôn: Hiện nay 70% số lao động của Bắc Ninh làm việc trong lĩnh vực nông thôn, nhưng tổng giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp chỉ chiếm gần 24,2% trong GDP của tỉnh. Điều đó cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang các lĩnh vực khác diễn ra rất chậm. Mức chênh lệch về thu nhập giữa lao động nông lâm nghiệp với lao động trong các ngành nghề khá cao, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn cũng ngày càng lớn.

+ Cơ cấu vùng: Kinh tế các vùng đều tăng trưởng nhanh, nhưng đang có xu hướng tập trung cao ở vùng trung tâm các huyện lỵ và các khu công nghiệp tập trung và các làng nghề truyền thống.

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh thời gian qua có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với lợi thế của tỉnh, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, tỉnh cần có những chính sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bền vững giữa các vùng miền trong tỉnh.

* Môi trường văn hoá xã hội (S)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh các ngân hàng nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng chịu không ít những bất lợi do môi trường văn hoá gây ra.

Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Bắc bộ sông hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía bắc ngoài địa bàn Hà Nội, có nền văn hóa rất đa dạng, phong phú... Đây là một lợi thế lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìn khối đại đoàn kết và ổn định chính trị xã hội.

Cũng như hầu hết người dân Việt Nam, các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn mang nặng thói quen tích trữ, cất giữ tài sản dưới dạng vàng bạc khi có lượng tiền nhàn rỗi, mà không quen giao dịch với ngân hàng gây khó khăn trong công việc huy động vốn hay thói quen sản xuất nhỏ lẻ, không mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh gây hạn chế cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì những thói quen này đang có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng có lợi cho ngân hàng.

Hơn nữa với trình độ dân trí còn chưa cao và không đồng đều rất khó để có thể giúp ngân hàng triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trên địa bàn toàn tỉnh mà chỉ có thể triển khai trên địa bàn thành phố, trung tâm huyện lỵ và các khu công nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và phát triển mạng lưới phân phối của chi nhánh.

* Môi trường khoa học, công nghệ (T)

Cho đến nay, nền khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển chóng mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực tin học và công nghệ bưu chính viễn thông. Hai lĩnh vực này có tác động tích cực trong việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo xu hướng tự động hoá như tăng cường các điểm phân phối tự động, sử dụng mạng Internet và gần đây nhất là sự xuất hiện ngân hàng điện tử. Công tác khoa học - công nghệ và quản lý tài nguyên - môi trường đã có chuyển biến rõ rệt cả trong nhận thức cũng như triển khai ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Các đề tài khoa học đã hướng vào phục vụ phát triển sản xuất và quản lý, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong tỉnh. Một số đề tài, dự án ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Cụ thể là:

-Trong công nghiệp đã và đang xây dựng các khu cụm công nghiệp và một số cơ sở công nghiệp lớn với công nghệ hiện đại góp phần thúc đẩy CNH, HĐH. Việc hình thành các dự án công nghiệp lớn, các KCN, các dự án đầu tư nước ngoài đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao cho sản xuất công nghiệp trong tỉnh.

- Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã triển khai thực hiện Chương trình tin học hóa trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và hiệu quả quản lý nhà nước. Hệ thống thông tin địa lý cũng đã được xây dựng phục vụ cho công tác quản lý đất đai và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

-Công tác quản lý và khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh có nhiều tiến bộ; bước đầu khai thác sử dụng có hiệu quả tài nguyên vào sản xuất công nghiệp, tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt. Tài nguyên đất đai được quản lý chặt chẽ hơn. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị bước đầu được khắc phục.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực khoa học - công nghệ và quản lý tài nguyên - môi trường ở Bắc Ninh vẫn còn nhiều yếu kém so với các địa phương khác trong vùng và cả nước, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể là:

Trình độ khoa học - công nghệ của các ngành, lĩnh vực và các doanh nghiệp nhìn chung còn rất thấp.

Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra chất lượng thấp, nhất là các sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, khả năng cạnh tranh yếu.

Lực lượng cán bộ khoa học - công nghệ còn nhiều hạn chế cả về số lượng và trình độ.

Tiềm lực khoa học công nghệ rất nhỏ bé và yếu kém. Hầu hết các cơ sở thiếu cán bộ; cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu lạc hậu và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp...

Tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số khu vực, nhất là ở một số làng nghề truyền thống các KCN... đang là vấn đề bức xúc và có chiều hướng gia tăng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi các cấp các ngành cần quan tâm.

Một phần của tài liệu 0105 giải pháp marketing trong công tác huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w