5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng tại Bắc Ninh
tại Bắc Ninh
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có hơn 30 Chi nhánh (cấp 1) Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng chính sách xã hội, chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương; 26 QTDND cơ sở hoạt động tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố và 03 phòng giao dịch thuộc Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội. Đối thủ chính hiện nay của BIDV Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh, Ngân hàng Công Thương Bắc Ninh, Ngoại thương Bắc Ninh, Ngân hàng nhà và đồng bằng sông cửu long và các Ngân Hàng thương mại cổ phần: Như Sacombank Bắc Ninh, ACB, CP nhà Hà Nội... Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Thị trường chứng khoán sẽ là thị trường tài chính thay thế đối với các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh hiện tại và trong tương lai. So chi nhánh với một số đối thủ cạnh tranh có những điểm mạnh và điểm yếu như sau:
* Ngân hàng Nông Nghiệp Điểm mạnh, lợi thế:
- Có thế mạnh vượt trội về mạng lưới và chiếm lĩnh được thị trường tài chính nông thôn do vậy có tiềm năng lớn về phát triển thị trường bán lẻ như: cho vay, hay
huy động vốn dân cư, phát triển dịch vụ chuyển tiền, kiều hối,...
- Thực hiện tốt việc quảng bá thương hiệu tiếp thị vận động khách hàng
- Có đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác maketing và hoạt động có hiệu quả. Áp dụng hưởng lương theo chỉ tiêu giao khoán do vậy phát huy tốt tính năng động của cá nhân.
- Thị phần lớn và đang trên đà tăng trưởng nhất là thị phần huy động vốn và tín dụng trong khi các ngân hàng khác thì thị phần tụt giảm.
- Nhu cầu sử dụng vốn còn rất lớn, lãi suất đầu ra cao. do vậy có cơ hội huy động vốn giá cao, khuyến mại lớn đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả với các ngân hàng trên địa b àn.
Điểm yếu, hạn chế:
- Trình độ cán bộ chưa đồng đều nhất là ở các vùng nông thôn
- Việc triển khai đồng bộ công nghệ hiện đại là khó khăn do mạng lưới rộng, hạn chế trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ áp dụng công nghệ hiện đại như: gửi một nơi rút nhiều nơi, dịch vụ thẻ.
- Kinh nghiệm thẩm định dự án còn hạn chế.
- Đối với hệ thống NHNo&PTNT đang có yếu thế lớn trên mạng lưới 02 chi nhánh cấp 1(Bac Ninh và Từ Sơn), 08 chi nhánh cấp 2 rất nhiều phòng giao dịch trải rộng khắp các huyện thị trong tỉnh
* Ngân hàng Công Thương
Đây là đối thủ lựa chọn của chi nhánh, có thị phần tương đương với chi nhánh và có thể bứt phá trở thành đối thủ mạnh.
Điểm mạnh, lợi thế:
- Có quan hệ mật thiết với nhóm khách hàng công nghiệp, thương mại.
- Có nguồn vốn ngoại tệ dồi dào và có kinh nghiệm trong kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối.
- Đã có nền khách hàng truyền thống là các cá nhân, hộ kinh doanh sử dụng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trên địa bàn trung tâm thành phố và các trung tâm huyện, thị xã, các KCN.
- Mạng lưới tại khắp các huyện thị, tuy nhiên trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có nhiều phòng giao dịch hoạt động hiệu quả và năng động.
Điểm yếu, han chế:
- Trình độ cán bộ không đồng đều. - Thị phần đang có xu hướng sụt giảm
- Các chỉ tiêu hiện quả hoạt động (các chỉ tiêu bình quân đầu người như: Huy động vốn, dư nợ, lợi nhuận bình quân đầu người thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao)
Ngân hàng Công thương với mạnh lưới: 04 Chi nhánh cấp 1 ( Bắc Ninh, KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, Tiên Sơn), 18 phòng giao dịch trên các địa bàn thành phố, các KCN, các trung tâm huyện, thị xã; không có chi nhánh đầu mối và các chi nhánh trong hệ thống cạnh tranh lẫn nhau.
* Ngân hàng Sài gòn thương tín (Sacombank)
Điểm mạnh chung của Sacombank Bắc Ninh cũng như hệ thống:
- Có sự tham gia góp vốn của Ngân hàng nước ngoài do vậy quản trị hệ thống được cải thiện, năng động, thích ứng nhanh.
- Một số sản phẩm dịch vụ được triển khai nhanh chóng, đón bắt được nhu cầu tâm lí của khách hàng: Sacombank Bắc Ninh là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn cho vay cầm cố bằng cổ phiếu, cho vay tiêu dùng: Mua ô tô, thực hiện một số nghiệp vụ khác như: Cho thuê két. Đi đầu trong việc đánh giá, chấm điểm tín dụng khách hàng.
- Lực lượng cán bộ trẻ, năng động, có khả năng thích ứng nhanh.
Điểm yếu, hạn chế:
- Mạng lưới hiện tại còn hạn chế.
- Lực lượng cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm còn hạn chế. - Thị phần còn quá nhỏ (thị phần huy động vốn: 1%).
* Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank)
Đây là đối thủ lựa trọn của chi nhánh và có thể trở thành đối thủ mạnh trong thời gian tới.
Điểm manh:
- Có thế mạnh của hệ thống về dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ và có nguồn vốn ngoại tệ dồi dào.
- Có được thương hiệu chung của hệ thống.
Khó khăn, han chế chung so với các ngân hàng trên đìa bàn và han chế so với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh:
- Thị trường hoàn toàn mới mẻ do vậy sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hành, tìm kiếm thị trường nhất là trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt.
- Khó khăn về nguồn nhân lực có kinh nghiệm.
- Có thời gian thích ứng và vận hành bộ máy một cách nhịp nhàng. - Đối với các NHTM khác: Khả năng thâm nhập để chiếm lĩnh thị trường trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn do chính sách, môi trường cũng như tiềm năng thu hút hấp dẫn của thị trường tài chính trên địa bàn.
2.3. PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV BẮC NINH
Các phân đoạn thị trường: - Theo nhóm ngành. - Độ tuổi, khu vực địa lý. - Theo quy mô.
- Tổ chức, các nhân. - Nghề nghiệp, thu nhập.
2.3.1. Phân đoạn thị trường hoạt động Marke ting trong huy động vốn củaBIDV Bắc Ninh