Kiến nghị đối với cấp Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0105 giải pháp marketing trong công tác huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 113 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Kiến nghị đối với cấp Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Nhà nước sớm ban hành cơ chế chính sách tài chính - tiền tệ đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho hệ thống NHTM hoạt động, cạnh tranh lành mạnh, từng bước hội nhập một cách vững chắc. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Thanh tra giám sát tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011; Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012; Thông tư 30/2011/TT-NHNN; Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 08/6/2012; Thông tư 14/2012/TT-NHNN ngày 04/5/2012; Thông tư 20/2012/TT-NHNN ngày 08/6/2012.

3.4.2. Một số kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triên Việt Nam

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing, BIDV nên quan tâm sớm giải quyết 5 vấn đề lớn sau:

chính và đưa ra mô hình và cách thức triển khai mô hình hoạt động marketing tại Chi nhánh. Lựa chọn cán bộ có khả năng, có chuyên môn cao cho bộ phận này, có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa Hội sở chính và chi nhánh trong công tác marketing. Để khắc phục những khiếm khuyết về sản phẩm hiện tại, BIDV nhất thiết cần phải thành lập một phòng chuyên trách công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ để đảm bảo tính thành công của các sản phẩm dịch vụ khi đưa ra thị trường. Đồng thời có biện pháp liên tục củng cố chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có nhằm đảm bảo tính thích ứng với nhu cầu khách hàng. Phát triển dải sản phẩm phù hợp; Không ngừng cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng của sản phẩm dịch vụ; Quy chuẩn hoá mẫu mã, định vị, nhãn hiệu của sản phẩm dịch vụ của BIDV theo một phong cách đặc trưng và hiện đại.

Thứ hai: Xây dựng quy trình cung cấp thông tin và đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing trong toàn hệ thống.

Thứ ba: Mở rộng và nâng cao công tác đào tạo marketing ngân hàng cho các chi nhánh, đặc biệt là kỹ năng bán hàng và quản trị bán hàng. Tăng cường các khóa đào tạo tập huấn về marketing ngân hàng; Tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học về marketing, đặc biệt là các bài học kinh nghiệm về marketing sản phẩm để nhân rộng trong toàn hệ thống.

Thứ tư: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính, tăng quyền tự chủ chi phí trong hoạt động marketing đối với chi nhánh, có quy định và cơ chế kiểm soát tránh hoạt động quảng cáo, hoạt động marketing có tính chất trùng lắp, trồng chéo, kém hiệu quả trong toàn hệ thống.

Thứ năm: Cần phải nhanh chóng đầu tư cho công nghệ quản lý hiện đại trong đó có việc ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM-Customer Relationship Management).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những phân tích kể trên, đểm mấu chốt trong chiến lược xây dựng một chi nhánh hiệu quả là cần phải nhận thức được rằng để có được thành công không chỉ cần thay đổi các yếu tố như: sản phẩm, sự hiện diện về mặt vật chất của chi nhánh, yếu tố con người hay yếu tố công nghệ mà vấn đề đặt ra là các yếu tố đó sau khi đã được thay đổi sẽ kết hợp với nhau như thế nào để có thể đạt được các mục tiêu chung của ngân hàng.

Trong xu thế nền kinh tế dịch vụ ngày nay, hoạt động marketing, xúc tiến, thiết lập kênh phân phối, cổ động truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng có tác động rất quan trọng đến phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng. Bởi lẽ đơn giản là tâm lý khách hàng (đặc biệt là khách hàng cá nhân) có thói quen bắt chước theo số đông, chịu tác động của qui luật bầy đàn trong tiêu dùng dịch vụ, nhất là những dịch vụ nhạy cảm như: ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin...Vì vậy BIDV Bắc Ninh cần khai thác tốt hoạt động marketing hỗn hợp (marketing-mix 7P) với các giải pháp cụ thể như đã nêu ở phần trên, để nâng cao thị phần, chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh, đưa hình ảnh, thương hiệu BIDV và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV phát triển và đứng vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

KẾT LUẬN

Sau gần bảy năm chúng ta đã chính thức trở thành thành viên chính thức tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong điều kiện xu thế toàn cầu hoá , đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, hoạt động tài chính tiền tệ từng bước chuẩn theo thông lệ quốc tế . Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm lực và giàu kinh nghiệm đang là một câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói riêng. Một câu trả lời khá đơn giản nhưng lại không dễ thực hiện cho tất cả các doanh nghiệp, các NHTM Việt Nam dù là NHTM quốc doanh đến NHTM cổ phần, hay đơn vị sản xuất kinh doanh đó là phải nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường hợp tác để có thể hội nhập thắng lợi. Có rất nhiều phương thức khác nhau để nâng cao sức mạnh cạnh tranh.

Với cái đích cuối cùng là lợi nhuận, các NHTM đều phải thừa nhận rằng marketing là công cụ kinh doanh, được coi như một công nghệ ngân hàng hiện đại không thể thiếu được nếu muốn tồn tại và phát triển. Thực tế có thể thấy rõ hơn ở các nội dung dưới đây:

- Marketing là công cụ kết nối hoạt động của các NHTM với thị trường:

Định hướng thị trường đã trở thành điều kiện tiên quyết trong hoạt động của các NHTM ngày nay. Bản chất của marketing là quá trình xác định các khả năng tiềm lực của ngân hàng cũng như tìm hiểu nhu cầu của thị trường trên cơ sở đó xác lập và triển khai các giải pháp marketing cụ thể.

- Marketing là công cụ hữu hiệu thu hủt khách hàng:

Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng là rất dễ bắt chước và bắt chước một cách hợp pháp do vậy rất khó giữ bản quyền. Nhằm thu hút và giữ chân khách hàng, không còn cách nào khác là các ngân hàng phải xây dựng một chiến lược marketing hợp lí, được chương trình hoá từ khi tìm hiểu nhu cầu khách hàng cho đến khi sản phẩm dịch vụ đến tay khách hàng, thoả mãn tối đa nhu cầu của họ. Chỉ có bằng cách đó ngân hàng mới có thể đưa đến cho khách hàng những dịch vụ phù hợp nhất, nhanh nhất, với giá cả hay mức phí hợp lý nhất, tạo cho khách hàng cảm giác thoải

mái nhất và thuận tiện trong giao dịch.

- Marketing là công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh:

Cơ chế thị trường chính là cơ chế cạnh tranh. Hơn nữa, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước thì các đối thủ cạnh tranh không chỉ là các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng trong nước mà còn là các đối thủ mạnh trên trường quốc tế. Vì thế các NHTM phải có những chiến lược marketing nhằm tạo ra sự khác biệt hoá trong dịch vụ của mình nhằm thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy những nỗ lực nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, chiếm lĩnh thị trường của chúng ta chỉ có hiệu quả khi mà đối thủ cạnh tranh chưa có những hành động tương tự hoặc đã có nhưng mức độ thoả mãn thấp hơn. Chính vì thế, marketing không chỉ nghiên cứu về khách hàng mà còn nghiên cứu phân tích các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở hiểu rõ về tiềm lực của đối thủ các nhà quản trị marketing sẽ có được những dự đoán về phản ứng cũng như các chiến lược mà đối thủ định tiến hành và có giải pháp đối phó. Như vậy, chính nhờ việc tiến hành các hoạt động marketing theo tư duy chiến lược trên cơ sở có tính toán trước đến sức mạnh của đối thủ cạnh tranh nên các NHTM luôn ở thế chủ động, không bị rơi vào tình thế lúng túng khi bị đối thủ cạnh tranh phản kháng hay tấn công, do vậy khả năng thành công cao hơn.

- Marketing là công cụ hạn chế tối đa rủi ro:

Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh có tính rủi ro cao. Do vậy muốn thành công trong lĩnh vực này thì các nhà quản trị ngân hàng phải chấp nhận rủi ro. Không có rủi ro thì không có hoạt động kinh doanh nhưng nếu rủi ro quá mức cho phép thì sẽ dẫn đến phá sản. Vấn đề ở đây là làm thế nào để biết được thế nào là một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Vậy nên chấp nhận rủi ro ở đây không phải là liều lĩnh bất chấp tất cả mà phải dựa vào việc phân tích và dự đoán thị trường... Marketing sẽ là một công cụ hữu hiệu cho các nhà quản trị ngân hàng trong trường hợp n ày.

kinh doanh của ngân hàng: Marketing ngân hàng là trạng thái tư duy hướng tới lợi nhuận. Để có được lợi nhuận như mong muốn cần phải có những biện pháp, chính sách cụ thể trong mọi hoạt động của ngân hàng; marketing là công cụ để ngân hàng có thể nâng cao nhận thức về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khách hàng tiềm năng qua đó tăng số lượng khách hàng của mình.

Để từng bước hội nhập, hướng tới một ngân hàng hiện đại hoạt động theo thông lệ - chuẩn mực, đủ sức mạnh - sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững, xây dựng được vị thế thương hiệu hình ảnh đích thực lâu dài của BIDV cần phải đổi mới tư duy, đổi mới hoạt động, đổi mới trong quản lý quản trị kinh doanh - quản trị điều hành ... đột phá để tạo đà phát triển, bên cạnh việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho đơn vị thì công tác marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công của ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, xây dựng một chiến lược marketing thành công là một công việc khó khăn và phức tạp. Việc đạt được lợi thế về tính ưu việt của sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn. Với mong muốn làm tốt công tác marketing của ngân hàng để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, làm tất cả những gì có thể để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh.

* Những hạn chế của khoá luận và hướng nghiên cứu tiếp theo

-Do các kết luận nghiên cứu được rút ra trên cơ sở những thực trạng tại BIDV Bắc Ninh. Bởi vậy có thể việc áp dụng các giải pháp, kết luận này vào các ngân hàng khác sẽ cần phải có những nghiên cứu thêm.

-Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu tài liệu, lý thuyết đã được học và đọc, nhưng vì điều kiện vừa đi học vừa công tác nên thời gian tập trung cho việc hoàn thành khóa luận cũng bị ảnh hưởng. Tuy bản thân đã gần 06 năm công tác gắn bó và tâm huyết với BIDV Bắc Ninh, đôi khi việc nắm bắt sâu sát về hoạt động của toàn hệ thống BIDV còn có phần hạn chế. Nhưng được sự giúp đỡ chỉ dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn đề tài TS. Trần Văn Túy, các thầy, cô tham gia giảng dạy tại Khoa Tài Chính Ngân Hàng, Trường Học viện Ngân hàng Hà Nội, Ban lãnh đạo và

CBCNV BIDV Bắc Ninh và cùng với sự nỗ lực của bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận thực tiễn này.

Tôi rất mong muốn và sẽ luôn cố gắng tiếp tục quan tâm nghiên cứu phát triển đề tài sâu rộng hơn về lý thuyết, cũng như việc vận dụng bám sát tình hình hoạt động thực tiễn của BIDV Bắc Ninh, với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự thành công và phát triển bền vững của BIDV trong môi trường cạnh tranh hội nhập ngày càng gay gắt trong thời gian tới.

Tóm lại: Qua việc phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh, môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến ngân hàng, khóa luận đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về thực trạng công tác marketing trong công tác huy động vốn của BIDV Bắc Ninh. Từ đó, đề ra các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể cho việc sử dụng marketing trong công tác huy động vốn của BIDV Bắc Ninh, tôi hy vọng rằng việc nghiên cứu sẽ giúp ích cho BIDV Bắc Ninh trong việc làm tốt hơn, hiệu quả hơn hoạt động marketing trong thời gian tới. Với kết quả nghiên cứu trên, tôi hy vọng đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với một khóa luận tốt nghiệp và góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống lý luận về quản trị marketing tại các ngân hàng thương mại trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng ngân hàng là một ngành kinh doanh sản phẩm dịch vụ đặc biệt với sự biến đổi và phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, các nội dung marketing cũng phải được thường xuyên bổ xung, điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với thực tế và lý thuyết kinh doanh hiện đại thì mới đạt hiệu quả. Với thái độ cầu thị, tôi luôn mong muốn có được sự nhận xét, đánh giá và góp ý từ hội đồng giám khảo để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Trần Văn Túy, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kolter, Philip (1995). “Marketing căn bản'”. Nhà xuất bản Thống kê. 2. Kolter, Philip (1998) “Thế nào là Marketing”, Tạp chí Management. 3. Porter, Micheal (1997) “Quản trị Marketing”. Nhà xuất bản Thống kê. 4. Kolter, Philip (2005) “Quản trị Marketing”. Nhà xuất bản Thống kê.

5. Kolter, Philip (2006) “Những nguyên lý Marketing” Nhà xuất bản thống kê. 6. Kolter, Philip (2007). “ Kotler bàn về tiếp thị””. Nhà xuất bản trẻ.

7. Al Riels & Jack Trout (2006). “22 quy luật bất biến trong Marketing”. Nhà xuất bản trẻ. 8. William James (2006). “Marketing đơn giản”” & “Marketing chiều sâu””. Nhà xuất bản lao động - xã hội.

9. Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng - Học viện Ngân hàng.

10. Nguyễn Thị Minh Hiền (2004). “Giáo trình Marketing ngân hàng”. Nhà xuất b ản thống kê.

11. Khái niệm chiến lược kinh doanh báo diễn đàn doanh nghiệp.

12. Tài liệu Hội nghị các chi nhánh khu vực kinh tế động lực phía Bắc ngoài địa bàn Hà Nội năm 2012 của BIDV.

13. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2011-2015.

14. Báo cáo tổng kết 5 năm 2007-2011 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2011- 2015 của Chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Ninh.

15. Báo cáo thường niên BIDV năm 2010, 2011,2012.

16. Báo cáo tổng kết 3 năm 2010 - 2012 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011- 2015 của BIDV Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu 0105 giải pháp marketing trong công tác huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w