- Giúp phát triển đời sống về mặt kinh tế.
4. Tổ chức hoạt động:
BÀI: MỘT SỐ LOẠI RAU PHỔ BIẾN.
1/ Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết gọi tên một số loại rau quen thuộc, nhận biết một số đặc điểm về màu sắc...
- Biết phân loại được một số rau, củ, quả. Một số kỷ năng về chăm sóc các loại rau. - Rèn kỷ năng quan sát và trả lời các câu hỏi.
- Biết ích lợi của rau đối với đời sống con người. - Biết muốn có rau ăn phải trồng và chăm sóc.
2/ Chuẩn bị: - Một số loại rau thật ( Rau cải, cà rốt, đậu ve, cà chua, rau muống...) Tranh: Vẽ một số loại rau khác có từ dưới tranh. Mỗi trẻ 1 bộ lô tô. Tranh: Vẽ một số loại rau khác có từ dưới tranh. Mỗi trẻ 1 bộ lô tô. Trình tự công việc trồng rau.
Tích hợp: Môn: GDÂN; Văn học; .
3/ Phương pháp: Trực quan đàm thoại, thực hành
4/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô * Mở đầu hoạt động :
: Trẻ kể tên một số loại rau quen thuộc hàng ngày mà trẻ đã được ăn. Gợi ý để trẻ kể rau ăn lá, ăn củ, ăn quả.
* Hoạt động trọng tâm :
Đọc thơ “ Rau ngót, rau đay”
- Cô hỏi: Trong bài thơ nói đến rau gì ? Ngoài rau ngót và rau đay ra các con còn biết những loại rau gì nữa ?
- Trẻ kể tên các loại rau mà trẻ biết.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét các loại rau cô đã chuẩn bị.
- Ví dụ: Rau muống. Cô hỏi: Đây là rau gì ? Cọng của nó như tế nào ? Nó thường để chế biến thành những món gì ?
- Tương tự cô dùng câu đố, câu hỏi gợi ý để trẻ nói tên loại rau đó.Sau đó cho trẻ quan sát và nhận xét.
- So sánh: Cô gợi ý để trẻ nói được sự giống và khác nhau giữa các loại rau.
+ Giống nhau: Đều là rau, cho ta nhiều chất vita min và chất khoáng rất tốt cho cơ thể. + Khác nhau: Cà rốt, củ cải... thuộc loại rau ăn củ.
Bắp cải, rau muống, cải xanh, rau ngót là rau ăn lá. Cà chua, đậu ve, dưa chuột là rau ăn quả.
- Cho trẻ kể thêm các loại rau khác. Trẻ hát: Bài “ Bắp cải xanh”
- Luyện tập: Phân nhóm theo yêu cầu + Nhóm rau ăn lá, ăn củ, ăn quả.
Phát cho mỗi trẻ 1 bộ lô tô về các loại rau. Trẻ xếp các loại rau theo nhóm. Đặt thẻ từ vào từng nhóm cho trẻ đọc.
Cho trẻ xem tranh vẽ trình tự công việc trồng rau. Sau đó gợi ý để trẻ trả lời theo tranh.Qua đó giáo dục trẻ nên ăn nhiều rau, vệ sinh kỷ trước khi chế biến rau.
* Kết thúc hoạt động:
Đọc thơ “ Hoa kết trái”
TÊN
GÓC DUNGNỘI YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Góc phân vai Cửa hàng bán rau xanh
Khi chơi trẻ biết cùng nhau sắp xếp các loại rau theo nhóm, biết sự trao đổi giữa người mua và người bán, khi mua phải có “tiền”
Chọn vai “Người mua hàng, người bán hàng”. Các loại rau bằng đồ chơi.
Cho trẻ nhận vai người mua hàng và người bán hàng. Muốn mở cửa hàng bán rau xanh thì cần chuẩn bị những gì? Trẻ sắp xếp lại từng loại rau, biết hợp tác với góc xây dựng. Góc xây dựng vườn rau của bé Trẻ biết dùng gạch bằng xốp, xây được nông trang của bé, chia ra từng ô, trồng những loại rau ăn củ, rau ăn lá cho phù hợp. Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, , các loại rau làm bằng xốp, làm bằng giấy bìa...
Cho nhóm trẻ tự phân công nhau xây vườn rau, bàn bạc về cách xây, xây từng ô cho các loại rau khác nhau, phân công 2 bạn đi mua rau ở góc phân vai và đem về các bạn còn lại đi “chở” rau về và phân công nhau trồng. Góc thiên nhiên Chăm sóc cây xanh và tưới nước
Chăm sóc cây xanh,bón phân cho cây, chơi với cát nước.
Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi, quả trứng bằng nhựa.
chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm nổi, vì sao?
Góc nghệ thuật Tô vẽ dán hát Trẻ biết cùng nhau hát những bài hát nói về các loại rau-quả. Dụng cụ âm nhạc, phách gõ bằng võ dừa, phách tre... Cho 1 trẻ làm người dẫn chương trình, các trẻ còn lại làm “ca sĩ” hát và đọc thơ nội dung liên quan đến chủ đề rau- quả. Góc học tập và sách Xem sách, tranh ảnh .
Cô gợi ý cho nhóm trẻ biết chọn màu khi tô màu cho các loại rau.
Tranh pô tô về các loại rau, bút màu.
Cô cho trẻ về góc sách + tạo hình, cô tham gia chơi cùng với trẻ, hướng dẫn cho 1 nhóm trẻ cùng làm chung nhau thành bức tranh tô màu về các loại rau.