Kinh nghiệm của Ngân hàng Nova Scotia Canada [21, tr74] Mô hình quản RRTD ở từng ngân hàng sẽ không hoàn toàn giống nhau, tùy

Một phần của tài liệu 0052 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 64)

I. 4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) [20, tr43]

1.4.4 Kinh nghiệm của Ngân hàng Nova Scotia Canada [21, tr74] Mô hình quản RRTD ở từng ngân hàng sẽ không hoàn toàn giống nhau, tùy

Mô hình quản RRTD ở từng ngân hàng sẽ không hoàn toàn giống nhau, tùy thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo Ngân hàng... Nhằm hướng tới một mô hình chuẩn, hiệu quả, có thể xem xét mô hình quản trị rủi ro của Ngân hàng Nova Scotia - Canada (NHCT đã có đoàn công tác tìm hiểu, học hỏi tại Ngân hàng vào tháng 04/2009) hiện là ngân hàng hàng đầu của Canada về hiệu quả trong quản trị rủi ro nói chung. RRTD nói riêng, được Fitch xếp hạng AA-, Standar & Poor’s xếp hạng AA- và Moody’s xếp hạng Aal

Bảng 1.2: Chât lượng quản trị rủi ro tín dụng của Scotia Group

Nguồn: Báo cáo thường niên của Scotia Group 2007, 2008

Ghi chú: Scotia có hệ thống xếp hạng nội bộ chia khách hàng thành 22 hạng rủi ro (hạng 1 là rủi ro thấp nhất). Các khách hàng từ hạng 18 trở xuống 22 được coi là khách hàng có vấn đề (có nợ xấu)

Nhìn chung, mô hình quản trị rủi ro tín dụng mà Nova Scotia đang áp dụng có những nét chính như sau:

về cơ cấu tổ chức: Có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ quản trị rủi ro và kinh doanh, đây được coi là nguyên tắc hàng đầu nhằm đảm bảo rủi ro được nhận biết và quản trị một cách hiệu quả. Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận nhận biết và quản trị một cách hiệu quả. Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận nằm trong mảng quản trị rủi ro nói chung. Hệ thống quản trị rủi ro được tách bạch độc lập với bộ phận khách hàng và báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng cũng được tổ chức một cách tách bạch giữa bộ phận xây dựng chính sách với bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận xây dựng mô hình.

Bộ phận quản trị rủi ro được phân cấp theo nghành dọc xuyên suốt từ hội sở chính xuống các trung tâm và chi nhánh. Các trung tâm lớn được phân bố theo khu vực địa lý hoạt động của Ngân hàng, mỗi trung tâm trực tiếp xử lý các công việc liên quan đến quản trị rủi ro đối với các chi nhánh trong khu vực và báo cáo trực tiếp lên hội sở chính.

Ve thẩm quyền quản trị rủi ro: Bộ phận quản trị rủi ro là bộ phận cấp hạn mức, mức tại chi nhánh là thấp nhất thường chỉ được giải quyết trực tiếp đối với khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng. Vượt mức chi nhánh, quản trị rủi ro chi nhánh trình lên quản trị rủi ro khu vực và cuối cùng vượt mức khu vực, quản trị rủi ro khu vực sẽ đệ trình lên quản trị rủi ro hội sở chính.

Thẩm quyền của bộ phận rủi ro còn thể hiện việc tham gia vào hội đồng tín dụng. Các Ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tín dụng phải có thành viên từ

bộ phận rủi ro. Nguyên tắc số thành viên rủi ro phải chiếm ½ thành viên hội đồng tín dụng. Chủ tịch hội đồng bắt buộc là người thuộc bộ phận rủi ro và ý kiến của thành viên rủi ro có ảnh hưởng mạnh hơn. Chẳng hạn, trong trường hợp có sự bất đồng với số lượng 50:50, thì ý kiến của bộ phận rủi ro là ý kiến cuối cùng.

Đối với khoản vay từ chối thì phải được quyết định ít nhất bởi 02 cấp của bộ phận quản trị rủi ro, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

về kỹ thuật: Các ngân hàng có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều phương pháp định lượng song vấn kết hợp với các nhận định, đánh giá định tính. Đối với cho vay khách hàng cá nhân, Ngân hàng chủ yếu sử dụng mô hình chấm điểm để xếp hạng và cấp giới hạn.

về hệ thống giới hạn/hạn mức tín dụng: có nhiều loại giới hạn được sử dụng. Đối với mỗi khách hàng, Ngân hàng thiết lập một hạn mức rủi ro tín dụng tổng thể, dưới mức rủi ro tổng thể này, có các hạn mức chia theo loại sản phẩm/giao dịch như cho vay, bảo lãnh, L/C... Để vừa đảm bảo quản lý tổng thể, vừa đảm bảo tính linh hoạt, việc xây dựng giới hạn/hạn mức tín dụng được tuân theo nguyên tắc: Mội hạn mức/giới hạn sản phẩm/giao dịch đều không vượt quá giới hạn/hạn mức tín dụng tổng; nhưng tổng các hạn mức/giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể.

Một phần của tài liệu 0052 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w