I Tồng nguồn vốn (tỳ đồng)
i. Nhận biết rủiro tín dụng tại ngân hàng
2.3.1 Ket quả đạt được
Chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực:
(i) Nợ nhóm 2, nợ xấu được kiểm soát tốt trong giới hạn <3% theo kế hoạch của Đại hội cổ đông năm 2014. Tính đến 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng là 1.1%. Điều này cho thấy các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng đã có kết quả tích cực so với giai đoạn trước đây; (ii) Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng tích cực, tăng trưởng mạnh vào các lĩnh vực SXKD được Chính phủ ưu tiên khuyến khích (Sơ đồ 2.13), điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay vào nhóm DNNN. Nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm, kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao là bất động sản và chứng khoán.
Xây dựng được hệ thống khuôn khổ, chính sách tín dụng đồng bộ:
Định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng khung và kế hoạch phát triển tín dụng đã được thể hiện trong sổ tay tín dụng, chiến lược phát triển NHCT, tầm nhìn đến năm 2020 và các kế hoạch tín dụng hàng năm. Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giời hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy
81
định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn-giảm lãi...; Các quy trình nghiệp vụ tín dụng đuợc chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu huớng dẫn nhu Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống INCAS, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng. Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi truờng kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.
Quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách,quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong qua trình thực hiện. Hoạt động tín dụng đuợc diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng nhu các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng đuợc huởng lợi các sản phẩm tín dụng nhu nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị đuợc quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi truờng, chất luợng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của nguời đuợc ủy quyền.
Chính sách tín dụng huớng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tuợng khách hàng, theo đó không chỉ dừng lại ở khối KHDN, KHCN mà NHCT còn cấp tín dụng hỗ trợ ngân sách tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập và các định chế tài chính thay vì chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực công, thuơng nghiệp nhu truớc đây. Các khách hàng đuợc đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phuơng án/dự án của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay,. Có chính sách uu đãi với các đối với các đối tác chiến luợc, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của NHCT. Phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú về phuơng thức, loại tiền, kỳ hạn,... có tính chuyên biệt cao phù hợp nhu cầu khách hàng của các nhóm sản phẩm đồng tài trợ, cho vay, bảo
lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, ủy thác và nhận ủy thác cho vay, sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm. Các rủi ro được kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng.
Nhìn chung quy trình cấp tín dụng của NHCT đến nay đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đã bao gồm khá toàn diện các nội dung cần thiết mà các ngân hàng cần thực hiện trong quá trình phê duyệt tín dụng như: (i) đã đưa ra các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính; (ii) đã thiết lập các hạn mức tổng thể cho khách hàng ở mức từng khách hàng riêng lẻ hoặc theo nhóm đối tác có liên quan; (iii) đã xây dựng quy trình đánh giá chính thức và phê duyệt (chủ yếu theo phân cấp thẩm quyền tín dụng) cụ thể.
Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng được hình thành:
Đứng trên giác độ quản trị rủi ro tín dụng, có thể thấy mô hình tổ chức cấp tín dụng của Ngân hàng có bước tiến đáng kể. Ngân hàng đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu, tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng, thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng; kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập. Nhờ đó, quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức đã mang lại những kết quả khả quan về chất lượng tín dụng như đã đề cấp ở trên.
Trong thời gian qua, bộ phận Quản trị rủi ro tín dụng đã mang lại nhiều đóng góp chung cho hoạt động tín dụng như tham mưu cho Ban lãnh đạo về định hướng tín dụng chung cũng như cụ thể tại từng chi nhánh, đánh giá, nắm bắt những diễn biến có lợi cũng như cảnh báo các nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bảo đảm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển theo đúng hướng đề ra như: cảnh báo trong cho vay, nhận tài sản bảo đảm, cấp tín dụng đối với doanh nghiệp xuất
83
nhập khẩu, cho vay đầu tu, kinh doanh chứng khoán, định huớng tín dụng đối với các doanh nghiệp điện, xi măng, thu mua, chế biến điều, cá tra, cá ba sa... Danh mục tín dụng, danh mục tài sản bảo đảm cũng đuợc bộ phận này thuờng xuyên phân tích trên cơ sở khai thác thông tin, số liệu du nợ cho vay, bảo lãnh từ hệ thống ngân hàng để kịp thời tham muu cho Ban điều hành các chỉ đạo tín dụng kịp thời, có định huớng cụ thể đối với một số nghành kinh tế chiếm tỷ lệ du nợ cho vay lớn. Các truờng hợp vi phạm quy định về lãi suất, mức ủy quyền phán quyết hoặc cấp tín dụng đã đuợc chấn chỉnh, cảnh báo kịp thời. Việc phân cấp, phân quyền quyết định tính dụng dựa trên cơ sở khách quan về khả năng và chất luợng tín dụng thực tiễn cũng nhu tiềm năng phát triển tín dụng đã đi vào nề nếp, góp phần duy trì, phát triển hoạt động tín dụng một cách hiệu quả, an toàn.
Trong thời gian qua, mặc dù môi truờng kinh tế có nhiều biến động khó luờng, chính sách tiền tệ liên tục thay đổi ảnh huởng đến lĩnh vực ngân hàng nhung quy mô, chất luợng hoạt động tín dụng NHCT có xu huớng tích cực, đóng góp lớn vào thu nhập của Ngân hàng. Điều này thể hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHCT đã và đang đuợc quan tâm và đang dần phát huy hiệu quả.
Ngân hàng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:
Theo đó khách hàng đuợc chấm điểm và xếp hạng tín dụng đuợc chia thành ba nhóm: KHDN, KHCN, Tổ chức tín dụng. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng KHDN là cốt lõi. KHDN đuợc phân loại theo 34 ngành nghề và quy mô doanh nghiệp thông thuờng, doanh nghiệp siêu nhỏ. KHCN đuợc phân chia thành 2 loại cá nhân tiêu dùng và cá nhân kinh doanh, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính tuơng tự nhu Quy định tại QĐ số 57/2002/QĐ-NHNN. Ngoài ra, khách hàng còn đuợc đánh giá trên các chỉ tiêu phi tài chính gồm: luu chuyển tiền tệ, năng lực và kinh nghiệm quản lý, uy tín trong giao dịch với ngân hàng, môi truờng kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác của doanh nghiệp. Hơn nữa, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng giúp ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, phản ánh một cách tổng quan và đúng bản chất về tình hình chất luợng tín dụng của KHDN và KHCN.
Công nghệ thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng đã có những bước cải tiến tích cực:
Ket quả của những cải tiến đó là lượng thông tin ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, việc quan tâm khai thác thông tin khách hàng ở các chi nhánh NHCT ngày càng tăng. Thể hiện các chi nhánh nhận thức được vai trò quan trọng của thông tin tín dụng trong việc đầu tư tín dụng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng không ngừng được tăng cường:
Việc tăng cường này được thể hiện trên 3 góc độ:
Các văn bản, quy định và quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ không ngừng được hoàn thiện phù hợp với quy định chung và tình hình thực tế của NHCT Việt Nam.
Cán bộ bố trị làm vị trí này được lựa chọn ngày càng phù hợp hơn, có phẩm chất đạo đức tốt, vững về nghiệp vụ và phương pháp làm việc hiệu quả.
Tổ chức thực hiện thường xuyên, khoa học, theo các chuyên đề và kết hợp với kiểm tra chéo.