I Tồng nguồn vốn (tỳ đồng)
i. Nhận biết rủiro tín dụng tại ngân hàng
3.2.1 Hoàn thiện mô hình quản trị rủiro tín dụng phù hợp với tiến
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng sẽ đưa hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng theo các thông lệ quốc tế được xen là vấn đề mang tính chất quan trọng hàng đầu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Các nhà lãnh đạo ngân hàng hiện đại hiểu rằng, tối đa hóa lợi nhuận không thể song hành cùng tối thiểu hóa rủi ro, mà là trong phạm vi mức rủi ro tốt nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận. Hơn nữa, việc gia tăng giá trị ngân hàng qua tối ưu hóa rủi ro đó khong phải đương nhiên đạt được, mà phải thông qua việc nâng cao toàn diện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàn, từ cấp độ từng khoản vay riêng lẻ đến toàn bộ danh mục đầu tư theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, đặc biệt là đưa các hoạt động đó thành một mô hình chuẩn quốc tế, mang lại hiệu quả tối ưu cho ngân hàng.
Áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng chủ động xây dựng kế hoạch hành động và sử dụng vốn phù hợp hạn chế tổn thất. Việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng giúp cho Ngân hàng có sự nhìn nhận chính xác hơn về triển vọng kinh doanh tương lai, từ đó có khả năng hoạch định chính sách kinh doanh phù hợp. Quan tâm đến việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro có nghĩa là ngân hàng đã đưa rủi ro vào thành một vấn đề cấp thiết trong hoạt động kinh doanh bên cạnh mục tiêu lợi nhuận ngay cả khi chưa xảy ra rủi ro.
Một lý do cơ bản khác cho việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng là những rủi ro này sẽ làm phát sinh các chi phí trong tương lai cần được xác định bằng cách nào đó. Hiện tại, những chi phí này mới chỉ là một xác suất thấp nhất nhưng sau này sẽ là tổn thất thật sự. Việc kiểm soát được chi phí hiện tại và tương lai sẽ góp phần làm tăng thu nhập hiện tại hoặc tương lai. Bởi vì, trong điều kiện cạnh tranh cho phép ngân hàng nên coi rủi ro là một chi phí cần tính đối với khách hàng. Sự nhận biết rủi ro sẽ giúp đưa ra mức giá phù hợp với khách hàng. Nếu không có quản trị rủi ro để có cơ sở định giá cho khách hàng, ngân hàng se giảm ưu thế cạnh tranh so với những ngân hàng khác và ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh ngân hàng.
NHCT cần triển khai đồng bộ hơn nữa trong tất cả chi nhánh của hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại với các
105
giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Thiết lập hệ thống xếp hạng tún dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD (xác suất không trả được nợ), LgD (tỷ lệ tổn thất dự kiến),
EAD (số
dư nợ rủi ro), ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản trị rủi ro trên nhiều
phương diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính toán, đo lường quản trị rủi ro tín dụng
qua các thước đo EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ
một khách hàng cụ thể.
- Giai đoạn 2: Quản trị rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (Ulp) của các danh mục đầu tư dựa trên việc
xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có
rủi ro
và mức rủi ro tập trung của các danh mục.
- Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp quản trị rủi rodanh mục đầu tư, ngân hàng có thể quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng.
- Giai đoạn 4: Thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động, ngân hàng hướng đến việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM- Active
credit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách
chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa
khoản vay
(Credit Treasury and Securitisation).
- Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị (Value - based management - VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã được điều
+ Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như: hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn.
+ Kiểm tra trong khi cho vay giúp cán bộ tín dụng cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra trên thông thường dựa trên các hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế,...
+ Kiểm tra sau khi cho vay : sau khi giải ngân cán bộ tín dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị vay vốn không, thường kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và hóa đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng rồi rút tiền mặt, không có tài sản thực tế.
Ngoài ra trong quá trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kỳ, hay đột xuất.
Việc kiểm tra giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và tránh việc bố trí khi có sự kiểm tra từ phía ngân hàng.
Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng cá nhân vay lớn đều phải thông qua hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính, kinh doanh hiệu quả đẻ hạn chế rủi ro.
Trong việc thực hiện một khoản vay, một cán bộ tín dụng tham gia vào tất cả các khâu từ đầu đến cuối, do vậy mà có thể gặp rủi ro đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng đó, Do vậy cần có sự phân tách chức năng nhất định giữa bộ phận giao dịch khách hàng với bộ phận thẩm định để tạo ra sự khách quan cho việc xét duyệt khoản vay.