Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu 0052 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 134 - 137)

I Tồng nguồn vốn (tỳ đồng)

3. Đánh giá rủiro

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước

Tiếp tục duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định.

về kinh tế, Nhà nước cần xây dựng kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý. Việc xây dựng kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý tạo môi trường cho toàn bộ nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Nội dung của việc ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm: điều chỉnh ưu tiên về đầu tư công, kiểm soát tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách. Thực tiễn cho thấy sự sai lầm trong chính sách vĩ mô sẽ làm cho nền kinh tế sụp đổ ngay sau khi khủng hoảng xảy ra. Bài học từ cuộc khủng hoảng Thái Lan và gần đây nhất là cuộc khủng hoang toàn cầu 2008 cho thấy các cuộc gia phải đặc biệt chú ý xây dựng một hệ thống lành mạnh đủ sức tiếp cận an toàn vốn nước ngoài, khai thác được tiềm năng nội lực phát triển kinh tế. Nhà nước nên mạnh dạn đóng của các doanh nghiệp, TCTD làm ăn không hiệu quả tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Có như thế, các ngân hàng sẽ tránh được những biến động bất ngờ, từ đó hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

120

môi trường chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá ổn định. Tuy nhiên nhà nước cần tiếp tục duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo một môi trường thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM, từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh những biến động bất ngờ về kinh doanh tránh được những rủi ro trong kinh doanh của NHTM

- Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng.

Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng cả trong huy động vốn và cho vay, để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền, cũng như cho sự ổn định của nền kinh tế quốc dân. Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp và cầm cố bất động sản, đặc biệt là đăng ký giao dịch đảm bảo thực hiện tại địa phương đối với tài sản và đất.

- Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi.

Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của Nhà nước không được thông báo trước thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Và điều này cũng nằm ngoài khả năng dự báo của ngân hàng, do vậy rủi ro của khách hàng dẫn đến hậu quả ngân hàng phải gánh chịu

Do vậy bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước.

Sự minh bạch về thông tin của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế không chỉ giới hạn ở các báo cáo tài chinh - kế toán mà còn bao gồm sự rõ ràng, đầy đủ của các quy chế hoạt động, quản lý phân cấp quyền hạn, trách nhiệm của ban lãnh đạo cơ chế xây dựng và triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ và đặc biệt là cơ chế quản lý xử lý rủi ro hệ thống chính sách cần huớng tới các vấn đề trên. Hiện nay Bộ tài chính đã xây dựng 26 chuẩn mực kế toán để kiểm tra, kiểm soát chất luợng công tác kế toán, 37 chuẩn mực kiếm toán huớng dẫn kiếm toán viên và công ty kiếm toán các cơ sở nguyên tắc trong việc đua ra ý kiến. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế: (i) nhiều chuẩn mực quốc tế chua có chuẩn mực Việt Na, (ii) nhiều doanh nghiệp chua có báo cáo kiểm toán độc lập, (iii) tỷ trọng doanh nghiệp chua thực hiện kiểm toán công khai. Do đó, vấn đề chính là cần ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh khung pháp lý về tài chính.

- Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai

Hiện nay ở các nuớc phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này đuợc xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối địa phuơng đến Trung uơng, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin đuợc tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định đuợc khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm đuợc thời gian và chi phí tìm kiếm.

Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nuớc mà chua có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác, thông tin chua đuợc tin học hóa mà chủ yếu luu trữ duới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ nát. Do vậy các ngân hàng thuơng mại thuờng không có đuợc đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng. Chẳng hạn để tìm hiểu thông tin về một cá nhân, ngân hàng phải liên hệ với địa phuơng nơi cá nhân cu trú nhung cũng chỉ thu thập đuợc những thông tin những thông tin sơ sài nhu tình trạng hôn nhân, có tiền án tiền sự hay không, những nguời có tên trong cùng sổ hộ khẩu còn những

122

thông tin về sở hữu tài sản, các giao dịch tài sản trong qua khứ hay mối liên hệ họ hàng của cá nhân đó.thì không một cơ quan nào luu giữ. Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nuớc nhu Thuế, Công an,. rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy vẫn xảy ra truờng hợp phổ biến là báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhung báo cáo tài chính gửi ngân hàng thì vẫn có lãi mà ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết.

Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết truớc hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nuớc và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành

Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thuơng mại gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng (các thông tin về triển vọng kinh doanh ngành, các chỉ số trung bình ngành nhu các tỷ số tài chính, giá thành,.) hiện vẫn còn nhiều hạn chế, và hầu nhu là không có. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu tung bình của các ngành kinh tế. Đây là thông tin hết sức quan trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành, qua đó giúp các tổ chức tín dụng có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tín dụng.

- Hỗ trợ NHTM trong việc đảm bảo minh bạch các giao dịch bất động sản Việc hỗ trợ nên thực hiện thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ quan quản lý bất động sản và sàn giao dịch bất động sản và đồng thời đảm bảo các giao dịch bất động sản, có thể phân chia thành sàn giao dịch chính thức và sàn giao dịch OTC giống nhu chứng khoán. Thực hiện hoạt động trên sẽ giúp hình thành mặt bằng giá tuơng đối chuẩn với bất động sản và đảm bảo tính minh bạch đối với thông tin về thị truờng này. Từ đó, giúp cho các NHTM định giá bất động sản chính xác hơn tránh đuợc rủi ro cho ngân hàng sau khi thanh lý tài sản.

Một phần của tài liệu 0052 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 134 - 137)