Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu 0052 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 108)

I Tồng nguồn vốn (tỳ đồng)

i. Nhận biết rủiro tín dụng tại ngân hàng

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

91

Chưa có định hướng, chiến lược cụ thể cho quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

Mặc dù đã có những bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro tín dụng, song định huớng chiến luợc quản trị rủi ro mới chỉ thể hiện ở nhung chỉ đạo kinh doanh mang tính tổng quát nhu: cảnh báo hoặc hạn chế tín dụng ở một số lĩnh vực, ngành nghề. Nói cách khác, quản trị rủi ro chua đuợc uu tiên hàng đầu trong tác hoạch định chiến luợc của ngân hàng. Việc quản trị rủi ro chỉ đuợc thực hiện ở cấp độ từng món cụ thể hoặc những cảnh báo trong từng thời kỳ và vì thế không thể phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng một cách tổng quan. Hơn thế nữa, một tu duy truyền thống của các nhà quản trị ngân hàng là chức năng quản trị rủi ro chỉ là chức năng phụ trợ. Do vậy, thiếu một thông điệp mạnh mẽ trong toàn ngành ngân hàng về quản trị rủi ro.

Bên cạnh đó, việc chuyển huớng trong chiến luợc cho vay nhung chua đuợc tổ chức nghiên cứu kỹ, chủ yếu tuân thủ chỉ đạo điều hành của NHNN, chua tính đến chu kỳ của nền kinh tế. Thời kỳ “thừa vốn” chính sách cho vay có phần nới lỏng hơn về lãi suất và một số điều kiện vay vốn, thời gian xem xét phê duyệt. Điển hình trong những năm truớc, do mở rộng cho vay và không có biện pháp giám sát việc sử dụng tiền vay của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản từ các năm truớc đến nay vẫn chua xử lý hết. Cuối năm 2007, đầu năm 2008, nhiều chi nhánh tập trung choi vay vào lĩnh vực tàu biển. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, vận tải biển là ngành chịu ảnh huởng nặng nề nhất, doanh nghiệp kinh doanh lỗ, không có khả năng trả nợ theo cam kết. Vì vậy, trong năm 2008, NHCT đã phải cơ cấu lại nợ của hầu hết khách hàng kinh doanh vận tải biển. Trong năm 2009, do đuợc huởng lợi từ chính sách kích cầu của chính phủ, lĩnh vực xây dựng cơ bản và bất động sản hoạt động sôi nổi trở lại. Theo đó, NHCT đã duyệt cho vay nhiều dự án đầu tu bất động sản có giá trị lớn. Điều này tiểm ẩn nhiều rủi ro khi thị truờng bất động sản có biến động mạnh năm 2010.

Ngân hàng chưa chú trọng phát triển các thước đo lượng hóa rủi ro và quy trình theo dõi tín dụng

trì sự hoạt động an toàn và lành mạnh của Ngân hàng, NHCT đã xây dựng một quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng chi tiết, cụ thể các khoản tín dụng để đảm bảo rằng các khoản tín dụng đã cấp luôn được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, như đã số các NHTM, việc giám sát tín dụng của NHCT chủ yếu tập trung vào từng khoản tín dụng mà chưa có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể danh mục đầu tư danh mục tín dụng. Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel II về giám sát ngân hàng, một hệ thống như vậy là cần thiết đề phòng tránh tập trung tín dụng do đầu tư quá cao hoặc trự tiếp hoặc gián tiếp vào : (i) một đối tác hoặc nhóm đối tác liên quan; (ii) một nghành hoặc lĩnh vực kinh tế đặc biệt; (iii) một loại hình tín dụng; (iv) một loại tài sản thế chấp... và do đó tránh được các tác động xấu đến ngân hàng khi có những thay đổi bất lợi trong lĩnh vực tập trung tín dụng.

Hệ thống quản lý các giới hạn rủi ro của NHCT cơ bản chưa được tự động hóa, mới chỉ tự động hóa được khâu quản lý giới hạn tín dụng cấp cho một khách hàng ở phạm vi chi nhánh.

Ngoài hạn chế về hệ thống quản lý danh mục đầu tư tín dụng kể trên, một khiếm khuyết cơ bản khác của Ngân hàng trong quản lý tín dụng cần đặc biệt nhấn mạnh chính là việc thiếu hệ thống đo lường rủi ro tín dụng, một công cụ quan trọng để hỗ trợ các chính sách, thủ tục và quyết định tín dụng của Ngân hàng Chính xuất phát từ việc thiếu hệ thống đo lường trên mà chiến lược hoạt động, chính sách, thủ tục, quyết định tín dụng cũng như xác định lãi suất cho vay của Ngân hàng hầu hết mang tính chung chung, định tính, chưa có căn cứ định lượng cụ thể nên chưa có tính khoa học, chính xác cao.

Những hạn mức phê duyệt, tiêu chuẩn về khách hàng, hệ thống chấm điểm tín dụng mặc dù đã được chú trọng thiết lập trên toàn hệ thống. Song những thước đo rủi ro theo thực hành quốc tế tốt nhất như PD, LGD, EAD chưa được tính toán. Mặt khác, nhưng hạn mức, tiêu chuẩn trên mới chỉ được thiết lập dựa trên những yếu tố định tính. Chẳng hạn, hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng chỉ dừng lại ở việc tính thẻ điểm và khoảng giá trị cho từng nhân tố mà chưa có mô hình thống kê tính toán khả năng trả nợ của khách hàng. Hầu hết việc quản trị rủi rođược thực hiện

93

dựa trên những đánh giá định tính. Khẩu vị rủi ro của ngân hàng, do đó, mới chỉ được thể hiện rất mờ nhạt ở những chỉ đạo tín dụng mang tính thời điểm. Nguyên tắc hoán đổi lợi nhuận - rủi ro chưa được áp dụng triệt để. Điều này thể hiện ở viêc đánh giá khoản vay còn mang tính chung chung, áp dụng cùng một lãi suất đối với các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau. Ket quản là, việc kiểm tra, giám sát tính tuân thủ của các quy định rủi ro gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hạn chế.

Cơ sở dữ liệu, thông tin tín dụng không đầy đủ

Việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin mới được các ngân hàng quan tâm từ khi hệ thống ngân hàng lõi mới được triển khai (khoảng 5 năm gần đây). Trước đó, mặc dù đã phát triển những phần mềm xử lý giao dịch cho vay, thanh toan quốc tế, hệ thống báo cáo... song đều mang tính phân tán ở cấp độ từng chi nhánh riêng lẻ. Do đó, thông tin khai thác ở cấp toàn hàng phục vụ quản lý, điều hành, kiểm soát rủi ro chủ yếu được tổng hợp thủ công, dẫn đến hạn chế lớn về khối lượng và chất lượng xử lý.

Sau khi triển khai hệ thống ngân hàng lõi, mặc dù thông tin về các giao dịch được quản lý trên một cơ sở dữ liệu tập trung và thống nhất trên toàn bộ các chi nhánh. Song, những bất cập về dữ liệu lịch sử thì không thể khắc phục, cộng với những hạn chế của bản thân hệ thống ngân hàng lõi (chỉ chú trọng phục vụ giao dịch mà chưa chú trọng phục vụ công tác báo cáo, quản lý rủi ro) làm cho hệ thống thông tin của NHCT vẫn thể hiện những yếu kém sau:

về thời gian: Những thông tin phục vụ quản trị rủi rotrước hết được xây dựng trên từng khách hàng, từng khoản vay. Song việc nhập thông tin của khách hàng, khoản vay vẫn phải thực hiện thủ công, và do đó dẫn đến chậm trễ trong phân tích thông tin.

Về tính chính xác: Hệ thống ngân hàng lõi được thiết kế trên nền tảng các chính sách tín dụng chung, song vẫn chịu sự chi phối của con người. Trong khi đó, công tác kiểm tra, giám sát, đối chiếu hồ sơ giấy và hồ sơ máy chưa được chú trọng. Thực tế đến tận tháng 09.2009, NHCT mới thành lập bộ phận hậu kiểm với một trong những chắc năng là nhập thông tin khách hàng vào hệ thống, nhằm giảm bớt

những sai sót trong việc nhập thông tin. Tuy nhiên, do thông tin khách hàng vẫn được nhập thủ công nên độ tin cậy chưa đạt đến yêu cầu cần thiết.

về tính đầy đủ: hệ thống ngân hàng lõi như đã đề cập, chỉ phục vụ xử lý giao dịch của khách hàng nên những thông tin về hợp đồng tín dụng, giấy tờ liên quan đến khoản vay chưa được lưu trữ tự động. Bên cạnh đó, các thông tin về khoản vay bị từ chối không được lưu trữ khiến cho mục tiêu lượng hóa rủi ro dựa trên mô hình thống kê chưa thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu 0052 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w