I Tồng nguồn vốn (tỳ đồng)
2.2.1 Mô hình tổ chức quản trị rủiro tín dụng tại NHTMCP Công Thương
THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.1 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công Thương Thương
Việt Nam
Sơ đồ 2.10: Mô hình quản trị rủi ro tại NHTMCP Công Thương Việt Nam Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 NHTMCP Công Thương Việt Nam
66
Để phù hợp với hoạt động kinh doanh ngân hàng trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, từ tháng 03 năm 2006 NHCT đã có bước chuyển đổi mô hình tổ chức trong toàn hệ thống, hướng tới thông lệ quốc tế tốt nhất. Theo đó, bộ máy tổ chức của NHCT được chia thành các khối, bao gồm khối quản lý, khối kinh doanh, khối dịch vụ, khối quản Isy rủi ro và khối hộ trợ. Trong đó, Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông của Ngân hàng và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của toàn bộ hệ thống là Tổng Giám đốc. Như vậy cơ cấu tổ chức của NHCT đã có sự phân định rạch ròi giữa chức năng quản trị và chức năng điều hành.
Năm 2003, đánh dấu một bước thay đổi căn bản về tư tưởng quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT với quan điểm lấy khách hàng làm trọng tâm khi từ hai phòng tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn và quản lý dự án tại Trụ sở chính cũng như phòng kinh doanh tại các chi nhánh, bộ máy tín dụng đã được sắp xếp lại thành các phòng khách hàng theo quy mô, phòng quản lý nợ có vấn đề, phòng Quản lý tín dụng. Ba năm sau đó, vào năm 2006, trước yêu cầu hội nhập về mô hình ngân hàng hiện đại, để tăng tính chuyên nghiệp trong các mảng nghiệp vụ và quản trị rủi ro, hệ thống các phòng Quản trị rủi ro tín dụng đã đươc thành lập tại Trụ sở chính cũng như các chi nhánh NHCT.
Bộ phận quản trị rủi ro có nhiệm vụ : (i) làm báo cáo về thẩm định rủi ro tín dụng, đầu tư đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, (ii) Thực hiện các công việc liên quan đến công tác Quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ, quản lý nợ có vấn đề.
Phân tích hoạt động SXKD (tổ chức và cá nhân), phân tích báo tài chính, hiểu và sử dụng các văn bản pháp lý ở mực độ từ đơn giản đến phức tạp nhằm phục vụ công tác thẩm định và đề xuất tín dụng; Thu thập, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng/nghành/lĩnh vực kinh tế, phân tích tổng hợp đánh giá hoạt động nghành kinh tế.
Quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản
lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.