Kiến nghị với các ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu 0052 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 140 - 143)

I Tồng nguồn vốn (tỳ đồng)

3. Đánh giá rủiro

3.3.3 Kiến nghị với các ban ngành có liên quan

Bộ Kế hoạch & Đầu tu và các Sở ban ngành... cần tiến hành rà soát lại các doanh nghiệp đã đuợc thành lập để cân đối giữa vốn và ngành nghề kinh doanh. đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh phù hợp với thực lực của doanh nghiệp về vốn. công nghệ... đảm bảo tính đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao.

Bộ tài chính cần có biện pháp kinh tế buộc các doanh nghiệp chấp hành đúng pháp lệnh về thống kê. thực hiện tốt công tác duyệt quyết toán và kiểm tra theo chế độ quy định để đảm bảo tính pháp lý và nguồn số liệu cung cấp.

Uỷ ban nhân dân và các Sở ban ngành cần có các chính sách hỗ trợ ngân hàng trong việc hợp pháp hóa các tài sản thế chấp. tài sản cầm cố trong truờng hợp khách hàng không trả đuợc nợ.

Các cơ quan công an. tòa án... nên tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp. giải quyết nhanh chóng các vụ khiếu nại. phát mại tài sản để thực hiện việc thu hồi nợ cho ngân hàng.

126

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã hoàn thành một số nội dung chính sau đây: - Nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và định hướng quản

trị rủi ro tín dụng nói riêng. Theo hướng đó, mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng

cao chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.

- Để thực hiện định hướng kinh doanh và định hướng quản trị rủi ro tín dụng, các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở những vấn đề cơ bản nêu trong

chương 1,

kết hợp với tham khảo kinh nghiệm quốc tế, những nguyên nhân chuer quan được

nêu tại chương 2.

- Hệ thống giải pháp được đề xuất có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra kiểm soát, đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản lý tín

dụng hiện

đại và phù hợp, hoàn thiện văn bản tín dụng nội bộ.

KẾT LUẬN

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của khối Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói riêng đang có dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đã rút ra được những kết luận chủ yếu sau đây :

Thứ nhất, hoạt động tín dụng hiện vẫn là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho các Ngân hàng Việt Nam và cũng là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi trong hoạt động của các Ngân hàng. Bằng nhiều biện pháp, Ngân hàng có thể hạn chế, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động của mình.

Thứ ba, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong những năm trở lại đây cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập, thể hiện qua tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng đang có xu hướng tăng và còn tồn tại nhiều rủi ro.

Thứ tư, luận văn đã đưa ra những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam. Từ đó, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, cùng các kiến nghị đối với nhà nước, Ngân hàng nhà nước và các ban nghành liên quan.

Một phần của tài liệu 0052 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 140 - 143)