I. 4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) [20, tr43]
1.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Qua kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong quản trị tín dụng có thể rút ra một số bài học cho các NHTM Việt Nam:
Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các Ngân hàng Bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro. Những tổ chức này sẽ góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường
Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa Cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách.
Ba là, thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện. Đổi mới luôn là một yêu cầu để theo kịp với thực tiễn; thông qua đổi mới dần từng bước tiến tới cải tổ toàn diện đối với các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro. Việc chuyển đổi mô hình tín dụng này phải theo từng giai đoạn và có lộ trình cụ thể, phù hợp với tình hình hoạt động và đặc thù từng ngân hàng. Ví dụ trong thời gian đầu thực hiện chuyển đổi mô hình, các ngân hàng thương mại chưa thể thực hiện ngay
việc tập trung toàn bộ hồ sơ lên bộ phận thẩm định tâp trung ở trụ sở chính kiểm soát do nguồn lực còn hạn chế. Điển hình là nguồn lực con nguời có thể có đủ về số luợng nhung chua đủ về chất luợng, cán bộ chua quen với môi truờng làm việc, tính chất công việc cũng nhu quy trình mới. ngoài ra hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng có thể chua đáp ứng đuợc những đòi hỏi mới.
Bốn là, xây dựng thị truờng mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị truờng mục tiêu đuợc xây dựng trên cơ sở phân tích các buớc sau: (1) nhận dạng thị truờng tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị truờng; (2) liệt kê đuợc các cơ hội trong thị truờng đó; (3) theo dõi đuợc môi truờng kinh doanh, đánh giá đuợc vị trí của ngân hàng trên mỗi thị truờng và theo đó điều chỉnh đuợc thị truờng mục tiêu; (4) miêu tả đuợc các yếu tố chất và luợng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị truờng.
Năm là, thuờng xuyên đào tạo và bồi duỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng buớc xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phuơng pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế đuợc kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản trị rủi ro.
Sáu là, chú trọng hơn việc đầu tu và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tu và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo luờng RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Ngoài ra hệ thống công nghệ này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng: từ khâu luân chuyển, luu trữ hồ sơ giữa chi nhánh và hội sở chính, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản bảo đảm cũng nhu hình thức của quyết định tín dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ ký thông qua hệ thống điện tử, chữ ký điện tử thay vì chữ kí giấy.
55
Bảy là, cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí. Việc xây dựng và triển khai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Tùy điều kiện của mình mà các ngân hàng có hướng đi và lộ trình riêng. Ngoài ra cần linh hoạt trong việc áp dụng chính sách đối với khách hàng. Hay nói cách khác từng khách hàng thì Ngân hàng nên có cách ứng xử khác nhau.