2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN
2.4.2. Những mặt còn hạn chế
Thứ nhất, theo số liệu tổng kết từ Báo cáo thường niên của 3 NHTM
là Vietcombank, BIDV và Techcombank năm 2019, số lượng KHCN sử dụng dịch vụ dành cho KHCN của Techcombank là gần 7 triệu KHCN, trong khi đó, Vietcombank có tổng số lượng KHCN gấp 1.2 lần tương đương 8.4 triệu và BIDV cung cấp DV NHBL cho 9.6 triệu KHCN trong năm 2019.
Thứ hai, doanh số và phí thu được từ các dịch vụ KHCN một số sản phẩm
chủ lực như cho vay mua ô tơ, cho vay tín chấp, tiết kiệm thường... qua Techcombank có xu hướng giảm. Ngay cả đối với những sản phẩm truyền thống mang lại thương hiệu cho Techcombank cũng chưa chiếm lĩnh được thị phần do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tiện ích của NHTM khác ví dụ Live Bank của TienPhongBank, lãi suất cho vay mua ô tô và BĐS của VIB,...
Thứ ba, xét về mặt bằng chung lãi suất cấp tín dụng và phí dịch vụ dành cho KHCN của Techcombank vân ở mức cao so với các NHTM cùng
quy mô. Đối với sản phẩm cấp tín dụng, Techcombank vẫn còn sự “cứng nhắc, rườm rà” trong các khoản phí trả nợ trước hạn, phí giao dịch bảo đảm,
lãi suất cho vay... Đối với sản phẩm HĐV, lãi suất tiền gửi của Techcombank không cạnh tranh hơn so với các NHTM khác. Về phí chuyển tiền và phí dịch vụ thẻ, phí sử dụng các sản phẩm NHĐT đều đuợc miễn giảm phí, KHCN cần đáp ứng điều kiện.
Thứ tư, Techcombank đã có trung tâm đào tạo và chuơng trình đào tạo
dành riêng cho các vị trí chăm sóc KHCN, tuy nhiên mới chỉ dừng lại phần nhiều ở lý thuyết và trao đổi, tại nơi làm việc thực tế, các CBNV mới chua có người huớng dẫn chỉ bảo trực tiếp, nên vẫn xảy ra các sai sót hoặc chậm trễ trong tu vấn.
Thứ năm, quy trình cung cấp SPDVKHCN của Techcombank cịn khá chặt
chẽ, thời gian xử lý giao dịch đặc biệt là cấp tín dụng (thẩm định, phê duyệt, ra quyết định cấp tín dụng,...) cịn khá chậm trễ. Chính vì vậy trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM về tốc độ phê duyệt trong 24h, thời gian cấp tín dụng, ưu đãi lãi suất, ảnh hưởng tới trải nghiệm chất lượng DV của KHCN.