6. Kết cấu luận văn
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả của khâu thẩm định có tính chất quyết định tới chất lượng cho vay vì chính sau khâu này, cán bộ tín dụng sẽ ra quyết định có cho vay đối với khách hàng hay không. Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn khách hàng vay vốn, điều tra từ dữ liệu sẵn có của ngân hàng, từ tài liệu có được từ khách hàng như báo cáo tài chính, hóa đơn chứng từ,v.v... và từ điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hiện nay có nhiều nguồn thông tin với độ chính xác không cao, có thể xuất phát từ nhầm lẫn cũng có thể từ đạo đức của người đi vay. Thông thường, các thông tin đầu tiên ngân hàng có được về khách hàng là qua hồ sơ vay vốn từ khách hàng như báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Tuy nhiên nếu chỉ thu thập nguồn tin từ phía khách hàng thì có thể thiếu tính chính xác khách hàng do muốn được giải quyết cấp vốn mà thiếu trung thực khi cung cấp các thông tin về
mình, từ đó gây ra những rủi ro tiềm tàng cho ngân hàng. Để tránh những điều như thế xảy ra, ngân hàng cần tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm các thông tin từ các nguồn khác nhau như thông qua quan hệ với các tổ chức tín dụng khác - nơi mà đã từng có giao dịch với khách hàng; khai thác từ trung tâm thông tin tín dụng CIC - đây là một đầu mối thông tin tương đối tin cậy do thuộc sự quản lý của NHNN. Nhưng quan trọng hơn, để đánh giá khách hàng vay vốn và dự án sản xuất kinh doanh vẫn phải qua phân tích và phán đoán của cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên phân công các cán bộ có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu về ngành nghề lĩnh vực mà khách hàng sản xuất để dự đoán tính khả thi của thị trường với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, về uy tín của người
đứng ra vay vốn và về khả năng thu hồi nợ.
về việc phân tích thông tin, tiếp tục xây dựng quy trình thẩm định, từ khâu thẩm định tu cách và năng lực khách hàng tới phân tích hiệu quả tài chính phuơng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tu, đánh giá rủi ro sao cho khoa học, hoàn thiện và phù hợp với tình hình hiện nay, giúp cho công việc của các cán bộ tín dụng đuợc thực hiện thuận lợi và hiệu quả hơn. B ên cạnh đó, củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định, phát triển lực luợng thẩm định cả về số luợng và chất luợng. Trong đó, định huớng truớc mắt là tăng cuờng công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ tín dụng và thuờng xuyên mở lớp bồi duỡng, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn. Tạo điều kiện để các cán bộ tín dụng hoàn thành tốt công việc của mình bằng cách đầu tu chi phí thẩm định, trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu huớng hội nhập khu vực và quốc tế. Một điều quan trọng không kém là thực hiện rà soát lại giới hạn cho vay đã đuợc duyệt, các dự án đã cam kết, đánh giá lại hiệu quả của các phuơng án/dự án kinh doanh nhằm tập trung vốn cho doanh nghiệp tốt, khai thác tiềm năng thế mạnh trên địa bàn. Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định.
Thực hiện đuợc quy trình này, góp phần nâng cao trình độ chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, nâng cao chất luợng phục vụ khách hàng, nâng cao hình ảnh uy tín, thuơng hiệu vietinBank nói chung và vietinBank Thanh Xuân nói riêng, thu hút các khách hàng, các doanh nghiệp đến sử dụng dịch vụ và chắc chắn tăng mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất luợng phục vụ và dần tiến tới nâng cao hình ảnh, uy tín của vietinBank Chi nhánh Thanh Xuân.