Khái quát hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mạ

Một phần của tài liệu Chính sách khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 50)

Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.2.1. Hoạt động kinh doanh

> Huy động vốn

Nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống:

Năm 2014, huy động vốn (bao gồm Tiền gửi khách hàng và Phát hành giấy tờ có giá, Huy động từ Bảo hiểm xã hội, Kho bạc nhà nước và Bộ tài chính) đạt 501.909 tỷ đồng, tăng 20,4% tương đương 85.182 tỷ đồng so với năm 2013.

Cơ cấu huy động vốn dịch chuyển theo hướng gia tăng tính ổn định của nền vốn: Tiền gửi dân cư đạt 248.962 tỷ đồng, tăng 22,3% so với cuối năm 2013, chiếm tỷ trọng 56,5% tổng tiền gửi của khách hàng, khẳng định vị thế đứng đầu thị trường về quy mô và tỷ trọng tiền gửi dân cư.

> Sử dụng vốn

Tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng tích cực theo đúng định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, chất lượng tín dụng được cải thiện, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo đúng định hướng tái cơ cấu:

Năm 2014, dư nợ tín dụng là 463.567 tỷ đồng, tăng trưởng 18,9% so với năm trước (trong đó dư nợ cho vay khách hàng đạt 445.693 tỷ đồng, tăng trưởng 13,9% so với cuối năm 2013).

Cơ cấu dư nợ cho vay trung dài hạn được cải thiện: tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ cho vay khách hàng cuối năm 2014 là 42,4%, giảm 1,2% so với cuối năm 2013 và giảm 1,7% so với năm 2012.

Năm 2014, Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, BIDV đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo hiệu ứng

lan tỏa trong toàn ngành; triển khai 15 gói tín dụng với giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng cá nhân trong lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ như hỗ trợ xuất nhập khẩu, phát triển thủy sản, phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp,...

Sau 06 tháng đầu năm 2015, dư nợ tín dụng đạt gần 535 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm trước và 9,1% so với đầu năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung 6% của tồn ngành ngân hàng, dịng vốn tín dụng tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khách hàng bán lẻ theo đúng định hướng của Chính phủ, NHNN.

> Dịch vụ

Năm 2014, thu dịch vụ ròng đạt 1.802 tỷ đồng, tăng trưởng 15% tương ứng 236 tỷ đồng so với năm 2013. Cơ cấu nguồn thu dịch chuyển tích cực khi tiếp tục gia tăng các dịng dịch vụ bán lẻ, các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Kết quả một số dịch vụ chính như sau:

Dịch vụ thanh toán: tổng thu đạt 1.127 tỷ đồng, tăng trưởng 19,5% so với năm trước, đóng góp 39% trong tổng thu dịch vụ của ngân hàng và là dịng sản phẩm có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong tổng thu dịch vụ.

Dịch vụ thẻ: tăng trưởng 25% so với năm trước. Sản phẩm thẻ của BIDV đã nhanh chóng nhận được đánh giá cao của đông đảo khách hàng thông qua một loạt các danh hiệu và giải thưởng lớn như: Top 3 ngân hàng có doanh số chấp nhận thanh toán thẻ VISA qua POS cao nhất năm 2014 do Tổ chức thẻ quốc tế VISA trao thưởng; Ngân hàng có sản phẩm ấn tượng nhất dành cho sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế BIDV - Manchester United; Top 3 ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard cao nhất, Top 3 Ngân hàng có doanh số chấp nhận thanh toán thẻ MasterCard qua POS cao nhất năm 2013-2014 do Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard trao thưởng.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý 2.2015 Chỉ tiêu quy mô

Tổng tài sản 484.78 5 548.386 650.340 724.815 Tổng vốn chủ sở hữu 26.49 4 32.04 0 33.27 1 35.232

Chỉ tiêu hiệu quả

Lãi từ HĐKD trước trích DPRR ___________ 6.91 1 11.773 13.28 3 6.71 5 Chi phí DPRR tín dụng (3.521) (6.483) (6.986) (3.565)

- Hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 265 tỷ đồng, tăng 63,4% so với

năm 2013, góp phần khẳng định vị thế dẫn đầu của BIDV về các sản phẩm vốn nợ tại Việt Nam. Trong đó thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay đóng góp chủ yếu vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của BIDV với tỷ trọng 61% năm 2014.

2.1.2.2. Kết quả kinh doanh

Năm 2014, kinh tế thế giới đã khẳng định xu hướng phục hồi nhưng với tốc độ chậm và không đồng đều giữa các khu vực. Sự phục hồi kinh tế Mỹ là động lực chủ yếu thúc đẩu tăng trưởng toàn cầu; sự suy yếu của một số khu vực như châu Âu, Nhật Bản cùng với sự bất ổn của kinh tế Nga và những nền kinh tế mới nổi, những rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực từ bất ổn chính trị và bệnh dịch là những rào cản đối với sự tăng trưởng chung của kinh tế thế giới giai đoạn tiếp theo.

Trong nước, kinh tế vĩ mơ đã có những chuyển biến tích cực với tăng trưởng GDP quý sau tăng cao hơn quý trước, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp,... Tình hình thị trường tài chính, ngân hàng tương đối ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo, chính sách lãi suất được điều hành chủ động có tác dụng dẫn dắt thị trường, thị trường ngoại tệ và tỷ giá diễn biến ổn định,. Tuy nhiên, thực tế vẫn cịn nhiều khó khăn như chênh lệch lãi suất giảm, tiến độ xử lý nợ xấu chậm, năng lực tài chính cũng như khả năng trích lập dự phịng của hệ thống ngân hàng còn thấp.

Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của BIDV vẫn diễn ra ổn định và đạt được các kết quả đáng kể, có thể tóm tắt như bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2 . 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2012 - ’ Tháng 6/2015

2 1 6 9 800,000 724,815 700,000 650,340 I 600.000 548,386 ■ 484,785 MM UH IlHi 500,000 ■ ■ ■ ■ 400,000 300,000 200,000 100,000 49432,04033227 p5j232 2012 2013 2014Q2/2015 Đv tính: nghìn tỷ đồng

Nguồn: BCTC hợp nhất giai đoạn 2012 - 6 tháng đầu năm 2015

Bảng 2.1 cho thấy kết thúc năm tài chính 2014, tổng tài sản của BIDV đạt 650.340 tỷ đồng, tăng trưởng 18,6% tương ứng tăng 101.954 tỷ đồng so với cuối năm trước. Tháng 5/2015, thành cơng trong q trình nhận sáp nhập MHB, tổng tài sản và tổng vốn chủ sở hữu của BIDV có sự tăng trưởng đáng kể, với mức tăng trưởng lần lượt là 11,45% (tương đương 74.474 tỷ đồng) và 5,89% (tương đương mức tăng 1.961 tỷ đồng) so với đầu năm.

Biểu đồ 2 .1: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của

Với tốc độ tăng trưởng này, BIDV tiếp tục là một trong những NHTM có quy mơ dẫn đầu thị trường.

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Đặc biệt năm 2013 so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 57,5%. Tính đến hết quý 2 năm 2015, lợi nhuận sau thuế đạt 2.509 tỷ đồng, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước và kết quả này càng được đánh giá và ghi nhận hơn trong điều kiện BIDV luôn tiên phong thực hiện các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua giảm lãi suất cho vay, miễn giảm lãi... theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu Chính sách khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w