Bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu Chính sách khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 45)

1.3. CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA MỘT SỐ NGÂN

1.3.4. Bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

triển Việt Nam

Nhìn chung các NHTM trên đều tập trung nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và đặc biệt chú trọng đến phân khúc nhóm khách hàng ưu tiên/khách hàng VIP với những tiện ích gia tăng giá trị cho khách hàng. Nghiên cứu chính sách khách hàng cá nhân của một số ngân hàng trên thị trường Việt Nam có thể rút ra một số bài học cho BIDV:

Thứ nhất, xây dựng kênh thông tin chuyên biệt cung cấp các thơng tin

về chính sách khách hàng cá nhân, đặc biệt hướng đến các đối tượng khách hàng quan trọng. Việc xây dựng chun trang riêng biệt khơng chỉ mang đến hình ảnh một ngân hàng chuyên nghiệp mà còn là cách đơn giản để tiếp cận khối khách hàng cá nhân khổng lồ bằng một phương thức đồng nhất trong toàn hệ thống. Đây là biện pháp đem lại hiệu quả cao của các Ngân hàng trên.

Thứ hai, đẩy mạnh khai thác phân đoạn khách hàng VIP và phân đoạn

khách hàng trẻ tuổi. Đa dạng danh mục sản phẩm hướng tới hai đối tượng mục tiêu này. Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng với các tính năng sản phẩm cơ bản kết hợp với gia tăng, thường xuyên bổ sung các sản phẩm phù hợp với sự phát triển của thị trường là biện pháp được nhiều Ngân hàng áp dụng.

Thứ ba, tối ưu hóa về mặt chi phí đối với mạng lưới kênh phân phối

hiện tại, đồng thời phát triển mạnh mẽ các kênh phân phối ngân hàng hiện đại để giảm chi phí và tránh gặp phải các khó khăn từ phía NHNN khi theo đuổi chính sách mở rộng mạng lưới chi nhánh.

Thứ tư, các Ngân hàng thường tập trung đào tạo nâng cao trình độ cho

đội ngũ nhân viên trực tiếp phục vụ khách hàng cá nhân, đặc biệt là trang bị kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng.

Tồn bộ chương 1 của luận văn đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản về chính sách khách hàng cá nhân của NHTM. Dựa vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả chính sách khách hàng cá nhân của NHTM, các ngân hàng có thể chỉ ra những điểm đạt và chưa đạt của ngân hàng mình khi áp dụng chính sách khách hàng, từ đó có cái nhìn khái qt về thực trạng. Đồng thời, việc chỉ ra các nhân tố tác động đến chính sách khách hàng cá nhân có thể giúp các ngân hàng đưa ra các biện pháp đúng đắn để nâng cao hiệu quả của chính sách này, từ đó đạt được các yêu cầu về lợi nhuận kinh doanh.

Đây là cơ sở lý luận khoa học để luận văn đánh giá đúng thực trạng chính sách khách hàng cá nhân tại BIDV trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng TMCP được thành lập vào ngày 27 tháng 4 năm 2012 tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 2012.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là một Ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1990, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động ngân hàng theo điều 4, Giấy phép hoạt động số 84/GP-NHNN bao gồm nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong và ngồi nước; cấp tín dụng; mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; cung ứng các phương tiện, dịch vụ thanh toán; vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn; vay vốn các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; mở tài khoản; tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán; đại lý

ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ, các nước đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Ngày 25/5/2015, theo quyết định và chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chính thức hồn thành việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long vào hệ thống BIDV. Sau sáp nhập, BIDV nâng tổng tài sản tăng lên trên 700 nghìn tỷ đồng; vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên trên 34 nghìn tỷ đồng. Mạng lưới kênh phân phối mở rộng khắp cả nước với 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, 16 quỹ tiết kiệm và 1691 máy ATM. Tổng số lao động của BIDV lên đến gần 24.000 cán bộ, nhân viên. Cơ cấu tổ chức của BIDV được thể hiện trong sơ đồ 2.1:

Một phần của tài liệu Chính sách khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w