- Nội dung nghiên cứu: Nội dung luận văn của học viên tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân
7. Bố cục luận văn
1.1.1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của Doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank).
9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm, vai trò và tác dụng của hoạt động đào tạo và phát triển nguồnnhân lực nhân lực
1.1.1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lực
1.1.1.1. Định nghĩa nguồn nhân lực
Nhân lực: Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và
giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu về nguồn nhân lực cả trong và ngoài nước, hiện
nay có nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực:
Theo quan niệm của Liên hợp quốc UNDP cho rằng: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người
có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” trích nguồn
http://www.vn.undp.org/.
"Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.(Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008, Tr 12)
“Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất
của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ". (Nguyễn Tiệp, 2005, tr 7)
Trong cuốn Hurman resourses Mannagement (George T.Milkovich và John W.Boudreau - Quản trị nguồn nhân lực - bản dịch của TS Vũ Trọng Hùng- NXB Thống kê -năm 2002) "Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân đảm bảo nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác nhau cho
sự thành công, đạt được mục tiêu của tổ chức".
Với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người: Nguồn nhân lực
là khả năng lao động xã hội của toàn bộ những người có cơ thể phát triển bình thường có khả năng lao động.
10
Với cách tiếp cận dựa vào trạng thái hoạt động kinh tế của con người; Nguồn
nhân lực gồm toàn bộ những người đang hoạt động trong các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội.
Với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người và giới hạn tuổi
lao động: Nguồn nhân lực gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không. Theo thuyết tăng trưởng kinh tế thì: nguồn nhân lực chính là nguồn lực chủ yếu tạo động lực cho sự
phát triển. Vì vậy, nguồn nhân lực được coi là yếu tố cơ bản hàng đầu và đóng vai
trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.
Theo định nghĩa của UNDP: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc đang là tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội trong một cộng đồng” (Báo cáo phát triển
con người, 2015). Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động con
người của một quốc gia đã được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy
động vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; “tiềm năng đó bao hàm tổng hòa các năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách con người của một quốc gia, đáp
ứng với một cơ cấu nhất định của lao động do nền kinh tế đòi hỏi. Thực chất đó là tiềm năng của con người về số lượng, chất lượng và cơ cấu” trích “Đánh giá về khung INFF hiện nay của Việt Nam” năm 2015. Tiềm năng về thể lực con người thể hiện qua tình trạng sức khỏe của cộng đồng, tỷ lệ sinh, mức độ dinh dưỡng của
xã hội. Cơ cấu dân số thể hiện qua tháp tuổi của dân số. Năng lực thế chất của con
người là nền tảng và cơ sở để các năng lực về trí tuệ và nhân cách phát triển. Tiềm
năng về trí lực là trình độ dân trí và trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện có, cũng như
khả năng tiếp thu tri thức, khả năng phát triển tri thức của nguồn nhân lực. Năng lực
về nhân cách liên quan đến truyền thống lịch sử và nền văn hóa của từng quốc gia.
Nó được kết tinh trong mỗi con người và cộng đồng, tạo nên bản lĩnh và tính cách đặc trưng của con người lao động trong quốc gia
đó.
11
Từ những quan điểm trên, dưới nhiều góc độ, khía cạnh, có nhiều quan niệm
về nguồn nhân lực. Nhưng nhìn chung đều thống nhất nội dung cơ bản: Nguồn nhân
lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò trung tâm và quyết định sự phát triển KT-XH của một quốc gia; đồng thời là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển, tiến bộ xã hội của quốc
gia.
Vì nguồn nhân lực cũng như các nguồn lực khác của doanh nghiệp như vốn
và tài sản biến động theo thời gian, do vậy nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng
xem xét trong những khoảng thời gian nhất định. Với sức lao động và khả năng lao
động được biểu hiện ở thể lực và trí lực của người lao động. Do vậy nguồn nhân lực
của doanh nghiệp phải được biểu hiện trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực.
Về số lượng: số lượng nguồn nhân lực được tính bằng tổng số người đang có
việc làm, số người thất nghiệp và số người lao động dự phòng. Nhưng đối với tổ chức thì nguồn nhân lực không bao gồm những người trong độ tuổi lao động của toàn xã hội mà chỉ tính những người trong độ tuổi lao động của toàn tổ
chức.
Về chất lượng: nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, tinh thần, thái độ, ý thức lao động và phong cách làm
việc.
Với các cách phân biệt khái niệm như trên giúp cho các nhà hoạch định chính sách có biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực.
1.1.1.2 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, hoạt động
đào tạo và phát triển cần phải thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực
hiện nhiệm vụ lao động của mình có hiệu quả hơn.
12
Đào tạo là hoạt động phát triển nguồn nhân lực, là tổng thể các hoạt động có tổ chức diễn ra trong khoảng thời gian xác định nhằm hướng vào việc giúp cho người lao động nắm rõ hơn chuyên môn, nghiệp vụ của mình ở công việc hiện tại, bổ sung những kỹ năng, kiến thức còn thiếu để thực hiện công việc hiện tại một cách tốt hơn. Do đó, hoạt động này chủ yếu hướng vào phục vụ cho đòi hỏi của các công việc trước mắt và cần phải thực hiện ngay, mang tính chất nền tảng.
Đào tạo nguồn nhân lực là việc huấn luyện người lao động tập trung vào
những công việc hiện tại, chú trọng đến các công việc mang tính cá nhân, thời gian thực hiện việc đào tạo thường ngắn và với mục đích chủ yếu là để khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc hiện tại. Mặc dù sự thành công trong kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng nguồn nhân lực vẫn là một yếu tố quyết định cho sự thành công đó. Vì vậy, để phát triển toàn diện tiềm năng chất lượng của đội ngũ lao động, phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải chú trọng tổ chức tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực (Trần Quốc Hà, 2002).
Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của NLĐ, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên những cơ sở, những định hướng tương lai của tổ chức.
Đào tạo Phát triển
1.Tập trung Công việc hiện tại Công việc tương lai
2.Phạm vi Cá nhân Cá nhân và tổ chức
3.Thời gian Ngắn hạn Dài hạn
4.Mục đích Khắc phục sự thiếu hụt về kiến
thức và kỹ năng hiện tại Chuẩn bị cho tương lai
Nguồn: https://trginternational.com
13