Cơ sở và cách thức xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng tmcp công thương việt nam (vietinbank) (Trang 54 - 58)

- Nội dung nghiên cứu: Nội dung luận văn của học viên tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân

7. Bố cục luận văn

1.5.1 Cơ sở và cách thức xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

lực

trong doanh nghiệp

- Cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Xác định nhu cầu đào tạo hoạt động là khâu đầu tiên và có vai trò quan trọng

quyết định đến kết quả của hoạt động đào tạo. Nhu cầu đào tạo và phát triển NNL phát sinh khi nhân viên không đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện công

việc trong hiện tại cũng như tương lai, khi có vị trí khiếm khuyết trong doanh nghiệp, đồng thời còn phải xem xét đâu là nhu cầu thực sự và đâu là nhu cầu “ảo”.

Phân tích doanh nghiệp:

Phân tích mục tiêu phát triển của doanh nghiệp từ ngắn hạn cho đến dài hạn

là gì: chiếm lĩnh bao nhiêu % thị phần, phát triển doanh số, gia tăng lợi nhuận, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.v.v..

Xác định nhu cầu về nguồn nhân lực cần đào tạo

H Đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Triển khai thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

26

Phân tích nhu cầu NNL cả về chất lượng và số lượng để có thể thực hiện thành công các mục tiêu trên; đánh giá cung NNL từ nội bộ cũng như thị trường bên

ngoài.

Phân tích một số chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả quản trị NNLnhư: năng suất lao động, chi phí nhân công để xác định xem thông qua đào tạo có thể tối

ưu hóa được các chỉ tiêu này hay không. • Phân tích công việc:

Phân tích công việc là phân tích loại, trình độ, kiến thức, kỹ năng và thái độ NLĐ cần thiết cho công việc. Phân tích công việc chỉ ra những yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Bằng việc nghiên cứu bản mô tả công việc và bản yêu cầu thực hiện công việc ta biết được nhân viên phải thực hiện những gì và yêu cầu

đối với công việc đó ra sao. Đó là một trong nhưng cơ sở để xác định nhu cầu đào

tạo và phát triển một cách chính xác. • Phân tích nhân viên:

Phân tích nhân viên là phân tích loại, trình độ, kiến thức, kỹ năng và thái độ hiện có của nhân viên đó. Khi phân tích nhân viên dựa vào đánh giá thực hiện công

việc, trao đổi với người quản lý trực tiếp, trao đổi với khách hàng có liên quan... Từ bản đánh giá thực hiện công việc tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên, tìm ra các mặt mà nhân viên chưa làm được để có phương pháp điểu chỉnh kịp thời. Sau đó đem kết quả mà nhân viên làm được trong thực tế so sánh với

yêu cầu về kết quả thực hiện công việc xem khoảng cách là bao nhiêu và khoảng cách này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào. Thêm nữa cũng cần tìm hiểu về nguyên nhân của những khoảng cách này là do đâu. Khi xác định đào tạo là một giải pháp phù hợp thì ta dễ dàng xác định được nội dung đào tạo

là gì, cần đào tạo kiến thức, kỹ năng gì, tùy từng công việc, từng nhân viên mà có nội dung cụ thể.

- Cách thức xác định nhu cầu đào tạo và phát triển

Việc xác định đúng đắn các nhu cầu đào tạo và phát triển trong một doanh nghiệp cần kết hợp các cách thức sau

đây:

27

Thứ nhất là xác định nhu cầu đào tạo và phát triển dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp tiến hành ĐTNNL, một là để chuẩn bị bù đắp vào những chỗ thiếu hụt về vị trí công tác, về trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức. Hai là để chuẩn bị cho NLĐ thực hiện những trách nhiệm và nhiệm vụ mới do có sự

thay đổi về mặt nhân sự, pháp luật, chính sách và kỹ năng công nghệ mới tạo ra. Ba

là hoàn thiện khả năng của NLĐ, giúp họ thực hiện công việc hiệu quả hơn.

Ta có thể sử dụng công thức sau để xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp: Nhu cầu cần đào tạo = Nhu cầu cần thiết - Khả năng đáp ứng hiện tại

Nhu cầu bổ sung = Nhu cầu tăng để phát triển sản xuất + Nhu cầu thay thế việc, chuyển công tác ...

Nhu cầu thay thế thường được xác định theo số thống kê hàng năm và được

tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số nhân viên kỹ thuật.

Thứ hai là xác định nhu cầu đào tạo và phát triển dựa vào nhu cầu của NLĐ:

Cần tìm hiểu và nghiên cứu nhu cầu của cá nhân NLĐ để tìm hiểu nguyện vọng đào tạo của NLĐ. Kiến thức, kỹ năng mà NLĐ muốn được trang bị, tìm hiểu. Mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp muốn trang bị, bổ sung các kỹ năng cho người

lao động. Việc xác định nhu cầu của NLĐ doanh nghiệp có thể xem xét qua hồ sơ của NLĐ, xem xét qua đơn đề nghị của cá nhân hay qua điều tra hoặc phát phiếu thăm dò. Thông thường các kế hoạch cũng như nhu cầu đào tạo phải được lãnh đạo

doanh nghiệp phê duyệt trong quy hoạch tổng thể phát triển NNL của doanh nghiệp,

có tính đến chiến lược phát triển chúng trong tương lai.

Thứ ba là nhu cầu đào tạo và phát triển nào cần ưu tiên đáp ứng:

Do nguồn lực của doanh nghiệp có giới hạn, vì vậy bộ phận đào tạo cần xác

định nhu cầu đào tạo nào cần đáp ứng trước đối với yêu cầu hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp. Trong các sách viết về quản lý chuyên nghiệp của Âu Mỹ, căn cứ

vào mức độ quan trọng và khẩn cấp của các nhu cầu này, người ta chia thành các

loại sau: “Các nhu cầu quan trọng và khẩn cấp; nhu cầu quan trọng và không khẩn

cấp; nhu cầu không quan trọng và khẩn cấp; nhu cầu không quan trọng và không khẩn cấp”.

28

Rõ ràng, trong các nhu cầu trên, chắc chắn sẽ phải ưu tiên đáp ứng cho các

nhu cầu vừa quan trọng, vừa khẩn cấp, sau đó mới đến các nhu cầu khẩn cấp và không quan trọng, sau nữa đến nhu cầu quan trọng và không khẩn cấp và sau cùng

mới đến nhu cầu không quan trọng và không khẩn cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng tmcp công thương việt nam (vietinbank) (Trang 54 - 58)