Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng tmcp công thương việt nam (vietinbank) (Trang 69 - 72)

- Nội dung nghiên cứu: Nội dung luận văn của học viên tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân

7. Bố cục luận văn

1.6.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề.

Đối thủ cạnh tranh

Những doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt, chính sách nhân sự tốt trong đó chú trọng chất và lượng của công tác đào tạo luôn thu hút được nguồn lao

động hợp lý, chất lượng cao. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, NLĐ sẽ có xu

hướng chuyển sang những doanh nghiệp khác mở ra cho họ cơ hội thăng tiến, học

tập, đào tạo tốt hơn thậm chí là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp họ đang làm việc.

Ngoài ra còn có cách nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác ĐTNNL trong doanh nghiệp như: sự phát triển của thị trường lao động, định hướng phát triển của nền kinh tế...

1.6.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nghiệp

Mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy mô của doanh nghiệp

Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp tác động mạnh

mẽ đến công tác ĐTNNL. Chính mục tiêu, chiến lược quyết định hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đặt những ra những yêu cầu cho công việc trong thời gian

tới của doanh nghiệp và kỹ năng, trình độ NNL cần có, sẽ quyết định hình thức đào

tạo, phương pháp đào tạo, số lượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào có người đi

đào tạo, kinh phí đào tạo.

Quan điểm của nhà lãnh đạo

35

Các nhà lãnh đạo khác nhau thì quan điểm, cách nhìn nhận với công tác đào

tạo khác nhau. Với những doanh nghiệp mà nhà lãnh đạo chú trọng, đánh giá cao công tác đào tạo thì sẽ tạo điều kiện ưu tiên cho việc thực hiện, tiến hành công tác

này thường xuyên thông qua việc: đầu tư kinh phí đào tạo, các chế độ khuyến khích

NLĐ đi đào tạo....Với những doanh nghiệp, người lãnh đạo không quan tâm đến công tác đào tạo thì ít có những chế độ, chính sách phù hợp cho công tác đào tạo,

không tiến hành thường xuyên, hiệu quả không cao.

Môi trường làm việc và tính chất công việc

Môi trường làm việc và tính chất công vệc thay đổi dẫn đến yêu cầu về năng

lực của công nhân viên trong doanh nghiệp cũng khác đi và theo chiều hướng tay nghề, chuyên môn phải cao hơn trước. Để đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra, NLĐ

trong doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn của bản thân.

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp đầu tư dây chuyền, công nghệ mới thì đòi hỏi

công nhân phải có tay nghề và trình độ để có thể vận hành máy móc, trang thiết bị mới đó. Muốn vậy, doanh nghiệp phải đào tạo cho họ những kỹ năng cần

thiết.

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp:

Kinh phí đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng người được tham gia đào

tạo, đến các hình thức đào tạo, phương tiện đào tạo...vì thế nó ảnh hưởng đến chất

lượng đào tạo. Tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng doanh nghiệp mà nguồn kinh phí

cho đào tạo lớn hay nhỏ. Kinh phí lớn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua được

những máy móc và phương tiện hiện đại hơn...từ đó chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao. Nhưng muốn nguồn kinh phí này được đầu tư đúng hướng và đem lại hiệu quả cao thì doanh nghiệp phải xem xét kỹ yêu cầu công việc và thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó NNL được đào tạo sẽ đáp ứng tốt mọi kế

hoạch mà doanh nghiệp đề ra. • Văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng

tạo, thể hiện cái hay cái đẹp, cái tốt được mọi người thừa nhận trong điều kiện kinh

tế, văn hóa, xã hội nhất định. Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một văn hóa riêng, biết kích thích nhân viên học tập nâng cao trình độ. Nếu doanh nghiệp có môi

trường văn hóa tốt thì sẽ giúp cho nhân viên thoải mái về tư tưởng, các nhân viên không còn ganh tỵ, ghen ghét lẫn nhau nữa mà là sự ganh đua trong công việc, làm

việc có hiệu quả hơn. Muốn thực hiện được công việc có hiệu quả thì chính nhân viên phải có trình độ, từ đó mà kích thích được nhân viên học

tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng tmcp công thương việt nam (vietinbank) (Trang 69 - 72)